Là một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và đặc biệt là máy ảnh và những phụ kiện đi kèm luôn được săn đón vô cùng. Và đặc biệt , các loại ống kính là một phần không thể thiếu để tạo ra những bức ảnh đẹp nhất . Và sau đây là 5 loại ống kính góc rộng Sigma được yêu thích nhất .
1.Sigma 8-16mm F4.5-5.6
Ấn tượng đầu tiên là cái hộp trông khá đơn giản nhưng mà không xấu. FLD glass nghe quảng cáo là giống như flourite glass trong các lens L của Canon. Nghe rất sướng.
2.Sigma 16mm F1.4
Vừa qua, nhà sản xuất ống kính nổi tiếng Sigma đã chính thức giới thiệu ống kính Sigma 16mm F1.4 DC DN Contemporary với nhiều nâng cấp và cải tiến đáng giá. Đây là loại ống kính góc rộng, khẩu lớn có hiệu năng cao, được thiết kế dành riêng cho các dòng máy ảnh Sony E-mount Crop như: A5000, A5100, A6000, A6300, A6500,…
Thiết kế nhỏ gọn
Là phiên bản kế nhiệm của dòng lens Sigma 30mm f/1.4 DC DN Contemporary từng được rất nhiều nhiếp ảnh gia đánh giá cao và tin dùng, chính vì thế ống kính Sigma 16mm được hy vọng sẽ tiếp bước thành công của “người đàn anh”. Ống kính mới có kích thước tương đối nhỏ gọn với chiều dài khoảng 92,3mm, sở hữu tiêu cự hữu ích, dễ dùng trên hệ máy Sony E-mount.
Cấu tạo quang học
Ống kính Sigma F1.4 DC DN Contemporary ao gồm khẩu độ 9 lá, cấu tạo thấu kính gồm 16 thành phần chia làm 13 nhóm, thiết kế chống bụi. Ống kính có động cơ lấy nét tự động nhanh và yên tĩnh, không làm ảnh hưởng đến phần âm thanh khi bạn quay phim.
Đối với người dùng Sony E-mount, đây là một ống kính góc rộng có đường kính lớn mà họ mong đợi từ lâu. Sigma cho biết sẽ có một phiên bản dùng ngàm MFT-mount, dành cho các máy ảnh của Olympus, Panasonic… Trên cảm biến micro-four-third, tiêu cự ống kính sẽ tương đương với 32mm.
3.Sigma 24-35mm f/2
Sigma 24-35mm F2 DG HSM với tiêu cự lạ 24-35mm, đây là ống kính zoom góc rộng cho máy Full Frame đầu tiên trên thế giới có khẩu độ lên đến F/2. Sigma muốn tạo ra một ống kính có độ sáng và độ phận giải tương đương với ống kính fix, từ 24mm đến 35mm. Trước đây Sigma đã từng tung ra ống kính zoom góc rộng cho máy cảm biến APS-C đầu tiên trên thế giới có khẩu độ lên đến F/1.8 rất được các nhiếp ảnh gia ưu chuộng.
Ống kính Sigma 24-35mm F2 DG HSM có hình dáng, màu sắc và vật liệu cấu thành theo phong cách quen thuộc của dòng ART với màu đen bóng. Vòng zoom và vòng lấy nét được bọc lớp cao su với kích thước lớn để người dùng dễ thao tác. Phần ngàm ống kính vẫn được làm bằng thép không rỉ và có khả năng kết hợp với USB Dock để chỉnh lấy nét. Phần loa che sáng được làm lại với lớp cao su ở rìa, tạo các giác liền lạc. Trên thân ống kính còn có khắc lazer năm sản xuất ống kính để người dùng có thể dễ dàng nhận biết (giống cách mà Canon phân bằng bằng mã UX, UW,…)
Bên trong ống kính Sigma 24-35mm F2 DG HSM lần đầu tiên giới thiệu vật liệu TSC (Thermally Stable Composite) với tính chất tương tự Nhôm, giúp độ đàn hồi cao hơn 75% so với chất liệu polycarbonate trước đây. Ống được cấu thành từ một thấu kính FLD (“F” Low Dispersion) và 7 lớp thấu kính tán xạ thấp đặc biệt SLD (Special Low Dispersion), trong đó có 2 thấu kính SLD được thiệt kế dạng phi cầu. Với cấu trúc phức tạp, Sigma muốn giảm thiểu hiện tượng méo ảnh ở góc rộng, quang sai,… nhằm đạt chất lượng quang học cao nhất ngay tại tiêu cự lớn nhất và khẩu độ lớn nhất. Ống kính có thể lấy nét ở khoảng cách gần nhất 28cm, độ phóng đại 1:4.4 tối ưu cho chụp ảnh cận cảnh Close-up. Cấu trúc lấy nét vẫn là loại lấy nét trong, ống kính sẽ không dài ra khi bạn zoom xa.
Với tiêu cự trải dài từ 24 đếm 35mm, ống kính này đã bao gồm 3 tiêu cự cơ bản của Sigma 24-35mm F2 DG HSM là 24mm, 28mm và 35mm. Đây là các tiêu cự rất quen thuộc, rất quan trọng và giờ đây các nhiếp ảnh gia có thể tiết kiệm được tài chính nhờ kết hợp ba tiêu cự này vào một ống zoom (nếu bạn không cần khẩu độ F/1.4). Khẩu độ của ống kính đạt mức F/2 trên toàn dải tiêu cự với 9 lá khẩu tròn, cho hiệu ứng góc rộng và bokeh.
4.Sigma 12-24mm F4 Art
Ống kính Sigma 12-24mm f4 DG HSM Art là ống kính siêu rộng của Sigma, sử dụng cho máy ảnh full-frame, ống kính có tiêu cự từ 12-24mm, khẩu lớn nhất F4, góc nhìn của ống kính từ 122° – 84.1°, khoảng cách lấy nét gần nhất 24cm, đây là ống kính có độ sắc nét cao nhất với độ phân giải ống kính cao, tương thích với những máy ảnh với cảm biến độ phân giải cao hiện nay.
Hệ thống motor lấy nét HSM
Ống kính Sigma 12-24mm f/4 DG HSM Art sở hữu hệ thống lấy nét mới được thiết kế lại với hệ thống motor lấy nét HSM mới với mô-men xoắn mạnh hơn 1.3 lần so với 02 chiếc ống kính cũ trước đó, giúp cải thiện tốc độ lấy nét nhanh và chính xác hơn.
Trang bị thấu kính phi cầu lớn
Chiếc ống kính Sigma 12-24mm f/4 DG HSM Art được thiết kế với thấu kính phi cầu đúc với đường kính ⌀80mm, nó là thành phần thấu kính lớn nhất hiện nay đối với dòng ống kính góc siêu rộng có trên thị trường. Với việc được trang bị với thấu kính phi cầu lớn giúp chiếc ống kính 12-24mm f/4 này có thể giảm thiểu được hiện tượng biến dạng, méo hình, cầu sai (spherical aberration) và khử flare và bóng ma.
Thiết kế quang học gồm 16 thấu kính gom thành 11 nhóm
Với thiết kế quang học bao gồm 16 thấu kính gom thành 11 nhóm, các thành phần thấu kính được làm bằng kính FLD (“F” Low Dispersion) có độ tán xạ cực thấp, tương đương với chất lượng của kính Flourite, kết hợp với hệ thống lấy nét mạnh mẽ cho kết quả là chất lượng hình ảnh vượt trội với vùng nét được quản lý tốt từ tâm ra đến rìa cạnh của hình ảnh. Khoảng cách lấy nét cũng được rút ngắn xuống còn khoảng 24cm khi đưa về tiêu cự 24mm giúp việc lấy nét gần hơn, việc bố cục các loại ảnh close-up dễ dàng hơn với background lớn, nhiều hơn.
5.Sigma 10-20mm F3.5
Trong những năm qua Sigma đã cung cấp rất nhiều những ống kính góc siêu rộng cho máy APS-C. Sau khi có Sigma 10-20 mm f/4.0-5.6 EX được nhiều người đánh giá cao thì hãng tiếp tục phát triển ống zoom cùng khoảng zoom nhưng nhanh hơn một chút (f/3.5) trong toàn bộ dải zoom.
Khi phóng to thì ống kính dài ra một chút. Nó ngắn nhất tại tiêu cự 15mm và dài nhất tại 10mm . Những ống phía trong di chuyển rất chắc chắn không hề bị lắc lư. Các thấu kính phía trước không xoay nên việc sử dụng kính lọc(filter) hoàn toàn dễ dàng tuy nhiên do đường kính khá lớn(82mm) nên giá của kính lọc sẽ khá đắt.
Nếu bạn đang sử dụng ống Nikkor thì khi chuyển sang ống Sigma thì việc lấy nét rất dễ bị sai hướng . Ngoài ra ống kính cũng được nâng cấp thêm một nút chuyển đổi AF/M.
Độ méo
Đặc điểm của những ống kính zoom là hiện tượng méo hình thường xảy ra ở những tiêu cự nhỏ. Hiện tượng giảm dần ở những tiêu cự lớn hơn. Tại 15mm thì hiện tượng không đáng kể, tại 20mm thì ống kính bị lõm ~ 0.5% nhưng không ảnh hưởng tới đối tượng chụp.