Top 6 nhân vật được yêu thích nhất trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa

0
1573
Vật Phẩm Phong Thủy

Tam Quốc Diễn Nghĩa là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc và thế giới. Trong Tam quốc Diễn Nghĩa có rất nhiều nhân vật tài giỏi với nhiều tính cách, được nhiều người yêu thích. Hãy cùng Toplist điểm mặt Top 10 nhân vật được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa nhé.

1 Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng là người đất Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Đông Hán. Ông sinh vào mùa Thu năm Tân Dậu (181) thời Hán Linh Đế. Dòng họ Gia Cát (諸葛) của ông là một họ kép ít gặp. Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu và một số từ điển khác thì chữ 诸 (bính âm là zhū) thường được phiên là chư, vậy thì tên ông là Chư Cát Lượng (tiếng Hán: 诸葛亮; bính âm: Zhūgé Liàng). Tuy nhiên, nhiều từ điển Hán Việt ghi 2 cách đọc chư và gia, đồng thời ở mục họ 诸葛 (Zhūgé) thì chỉ phiên là Gia Cát. Theo sách “Khổng Minh Gia Cát Lượng”, chữ “Cát” trong họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ việc ông là dòng dõi của Cát Anh, một tướng theo Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần. Cát Anh có công, bị Trần Thắng giết oan. Khi Hán Văn Đế lên ngôi đã sai người tìm dòng dõi Cát Anh và cấp đất Gia làm nơi ăn lộc. Một chi sau này lấy sang họ Gia Cát – ghép chữ “Cát” cũ và đất “Gia”.[3]

Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau ông tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc “Lương Phủ Ngâm”. Ông có 3 anh em, anh cả Gia Cát Cẩn làm quan bên Đông Ngô, em thứ là Gia Cát Quân làm quan đại thần cho nước Thục Hán cùng với ông, em họ Gia Cát Đản làm quan cho Tào Ngụy.

Trong gia tộc Gia Cát, Gia Cát Lượng là người tài giỏi nhất nên người đời sau có câu: “Thục được rồng (Trong đó có cả ông và em ông Gia Cát Quân), Ngô được hổ, Ngụy được chó”, ví trong 4 anh em thì ông tài giỏi nhất, Lưu Bị thu nạp được rồng và cả Gia Cát Quân em ông trong số 3 người (Lưu, Tào, Tôn).

2 Quan Vũ

Quan Vũ người Giải Lương, quận Hà Đông (nay là Vận Thành, tỉnh Sơn Tây). Tam Quốc ngoại truyện cho rằng ông là người Bồ châu.[2] Ông cao chín thước (hơn 2 mét ngày nay), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, oai phong lẫm liệt. Theo Quan Đế minh thánh kinh, cụ nội Quan Vũ là Quan Long Phùng, ông nội Quan Vũ là Quan Thẩm (關審), tự là Vấn Chi (問之); cha ông là Quan Nghị (關毅), tự là Đạo Viễn (道遠).[3]

Thời trẻ, Quan Vũ làm nghề bán đậu phụ. Tuy nhà nghèo, ông cũng được theo học cả văn lẫn võ.[4] Ông là người vũ dũng, hào hiệp, ghét kẻ ác, thường bênh vực người yếu. Do bênh vực người khác mà ông phạm tội giết người, phải bỏ quê hương đến nương náu ở quận Trác.

Tại quận Trác, Quan Vũ đã gặp gỡ và trở nên thân thiết với Lưu Bị và Trương Phi. Ba người coi nhau như anh em, thề cùng sống chết có nhau.

3 Triệu Vân

Triệu Vân là tướng có uy dũng ngoài mặt trận, còn trong màn trướng, ông là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, một lòng vì nước, rất được lòng mọi người. Trong việc chính sự, Triệu Vân cũng được xem là người có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo.

4 Tào Tháo

Theo Ngụy chí (Tam Quốc chí, Trần Thọ), Tào Tháo vốn dòng dõi Tướng quốc nhà Hán là Tào Tham. Cũng theo Tam Quốc chí, Tào Đằng, làm đến Trung Thường Thị Đại Trường Thu, phong Phí Đình Hầu; Tào Tung là con Tào Đằng, làm đến Thái úy], sinh ra Tào Tháo. Như vậy, Tào Tháo thuộc 1 gia tộc hơn 3 đời có danh vọng và quyền lực. Có ý kiến cho rằng, Tào Tung nguyên có tên là Hạ Hầu Tung, sau làm con nuôi hoạn quan Tào Đằng nên lấy họ Tào. Tào Tháo còn có 1 người em trai và bị thất lạc từ nhỏ.

Tào Đằng là một trong những Thái giám có thế lực trong triều đình Đông Hán, lần lượt phục vụ 5 đời Hoàng đế là: Hán An Đế, Hán Thuận Đế, Hán Xung Đế, Hán Chất Đế và Hán Hoàn Đế. Do công lao trải 5 đời, ông được phong chức Phí Đình hầu (费亭侯).

Tào Tung là con nuôi Tào Đằng, nhờ cha nên từng được giữ các chức vụ Tư Lệ hiệu uý, Đại Tư nông, kiêm nhiếp Đại hồng lư. Vì triều đình của Hán Linh Đế cho mua quan bán tước, nên sau đó Tào Tung còn mua được chức quan Thái uý trong vài tháng.

5 Lưu Bị

Đối lập với Tào Tháo, đó là Lưu Bị. Lưu Bị, tự Huyền Đức, là vua nước Thục, chủ tướng của các anh tài Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long… Lưu Bị xuất thân là hoàng thân quốc thích, nhưng vì ở chi thứ quá xa nên hưởng ít lộc triều đình, đến đời của Lưu Bị thì gia đình ông chỉ là nông dân, hoàng thất chỉ còn là danh nghĩa. Ban đầu Lưu Bị làm nghề dệt chiếu kiếm sống. Lúc bấy giờ nổi lên loạn giặc khăn vàng, Lưu Bị quyết định đứng lên diệt giặc giúp nhà Hán, lại gặp Quan Vũ và Trương Phi, ba huynh đệ đã góp công lớn trong việc chiến thắng giặc khăn vàng.

6 Tư Mã Ý

Tiếp tục là một nhân vật khác của nước Ngụy, đó là Tư Mã Ý. Tư Mã Ý không chỉ đơn giản là một danh thần nước Ngụy mà còn là ông tổ của nhà Tấn. Cháu nội của Tư Mã Ý, dưới sự “dọn đường” của ông và cha, đã phế truất vua nhà Tào để lên ngôi, lập ra nhà Tấn, nhất thống trung nguyên, kết thúc thời kỳ tam quốc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN