Top 6 bộ phim về tình mẫu tử của Trung Quốc hay nhất mà bạn nên xem

0
2303
Vật Phẩm Phong Thủy

Một bộ phim hay đôi khi cũng giống như một viên ngọc ẩn, có thể rạp phim gần bạn không chiếu hoặc tấm poster đã không làm bạn phải hút mắt. Nhưng cũng vì thế nên một khi đã khám phá được thì trải nghiệm thưởng thức phim sẽ thú vị hơn nhiều. Để bắt đầu, bạn có thể tham khảo 6 bộ phim về tình mẫu tử của Trung Quốc hay nhất mà bạn nên xem

1 Con Yêu Quý – Dearest (2014)

Trong phim Con Thân Yêu, người ngoài nhìn vào cuộc sống của vợ chồng Điền Văn Huy( Hoàng Bột thủ vai) với Lỗ Hiểu Quyên(Hác Lôi đóng) chỉ nghĩ rắng đây là một đôi vợ chồng gắn bó bao nhiêu năm như bao đôi vợ chồng khác, nhưng thực chất,tình cảm giữa hai người bọn họ đã sớm bị thời gian và những cuộc cãi vã lau phai đi tất cả,cho đến giờ, mối rằng buộc duy nhất giữa hai bọn họ là đứa con trai đáng yêu Điền Bằng. Trong phim online này, có một ngày, đến sợi dây rằng buộc duy nhất này của họ cũng đã rạn nứt, con trai Điền Bằng do mải chơi mà đã bị mất tích, chìm đắm trong nỗi đau mất đi con, Điền Văn Huy và Lỗ Hiểu Quyên cùng lên đường đi tìm con trai, và cũng từ lúc đó bọn họ bắt đầu quen thêm nhiều người cha người mẹ mất con giống như mình. Thời gian vội vã trôi đi, tin tức về Điền Bằng vẫn mong manh như bọt nước, Điền Văn Huy cùng vợ đến một nơi miền quê nghèo đói. Ở đó, họ tìm thấy một đứa trẻ giống Điền Bằng nhà mình, thế nhưng tiếng gọi “Mẹ” của đứa trẻ đó lại không phải giành cho Lỗ Hiểu Quyên mà lại là một người phụ nữ thôn quê khác là Lý Hồng Cầm (Triệu Vy thủ vai), rốt cuộc chuyện này là sao?

2 Đường Sơn Đại Địa Chấn – Aftershock (2010)

Phim bắt đầu với một ngày hè nóng nực tại thành phố Đường Sơn, người dân tại nơi đây vẫn bắt đầu cuộc sống thường ngày của họ với công việc, gia đình. Tuy nhiên chỉ sau một đêm, thành phố nhỏ xinh đẹp đã trở thành đống đổ nát. Xác người chết ở khắp nơi, tiếng trẻ con khóc, tiếng những người sống sót kêu than, mọi thứ trở nên hỗn loạn. Hai chị em sinh đôi Phương Đăng và Phương Đạt mới 7 tuổi bị vùi lấp dưới đống đổ nát. Trong cơn nguy cấp, bà mẹ Lý Nguyên Ni chỉ có thể cứu được một trong hai đứa trẻ. Đứng trước sự lựa chọn khó khăn nhất trong cuộc đời, bà đã chọn cứu đứa bé trai.

Nguyên Ni không biết rằng cô con gái Phương Đăng đã nghe thấy quyết định của mình. Bị coi như người đã chết và bỏ lại nơi đổ nát, cô bé 7 tuổi vẫn sống sót một cách kỳ diệu. Tỉnh dậy trong cơn mưa tầm tã, bên cạnh xác của người cha, Phương Đăng mang trong mình cú sốc tinh thần lớn và những ký ức đau thương về quyết định của mẹ. Cô bé quyết định giấu danh tính và trở thành con nuôi của một gia đình quân nhân, trong khi người mẹ đẻ và em trai thì đinh ninh Phương Đăng đã chết. Đường Sơn đại địa chấn là cuộc hành trình tìm về đoàn tụ với gia đình của Phương Đăng sau 32 năm xa cách.

Để tái hiện lại trận động đất khủng khiếp ở Đường Sơn cách đây hơn ba thập kỷ, đạo diễn Phùng Tiểu Cương đã phải sử dụng nhiều hiệu ứng đặc biệt và hàng trăm diễn viên quần chúng. Cảnh quay chỉ kéo dài hơn một phút nhưng cũng đủ khiến khán giả phải bàng hoàng và xót xa khi nghĩ về số phận những nạn nhân của trận động đất tại Đường Sơn năm xưa. Gần cuối phim, hình ảnh đổ nát sau trận động đất tại Tứ Xuyên với bối cảnh năm 2008 tiếp tục khiến người xem phải rơi lệ. Sự khắc nghiệt của thiên tai đã khiến bao gia đình bị chia ly, khiến những đứa trẻ trở nên mồ côi và mang đến những vết thương tinh thần khôn nguôi trong tâm trí con người.

3 Tuế Nguyệt Thần Thâu – Echoes Of The Rainbow (2010)

Bộ phim hồi tưởng lại Hồng Kông trong thập niên 1960 thông qua những câu chuyện vui, buồn của một gia đình gặp khó khăn. “Echoes of the Rainbow” là một tự truyện của La Khải Nhuệ kể về quá trình ông lớn lên tại Hồng Kông, câu chuyện là sự hồi tưởng về vùng đất từng là thuộc địa của Anh. Ông nói: “Đó là năm 1969, Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Tôi thường chạy quanh đường với cái bình nuôi cá đội trên đầu để giả làm phi hành gia… Tôi muốn mình là người Trung Quốc đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Cha tôi là một thợ đóng giày, mẹ tôi làm nội trợ. Tôi có mối quan hệ rất thân thiết với anh trai mình, anh ấy là một sinh viên giỏi và là một vận động viên, anh ấy có kiến thức rất rộng và dạy tôi rất nhiều thứ. Sau đó, anh ấy bị bệnh ung thư”.

4 Gone Is The One Who Held Me Dearest In The World – 2002

Điều nổi bật nhất trong bộ phim Trung Quốc về tình mẫu tử này chính là khiến khán giả tìm thấy hình ảnh chính mình trong đó.

Trong phim, người mẹ đã không ngại hi sinh bản thân để dành lấy cuộc sống sung túc cho con. Cô con gái chứng kiến người mẹ bệnh tật mà chỉ biết an ủi mẹ rằng khi nào khỏi bệnh sẽ cùng mẹ làm những điều mẹ thích, ăn bánh cho chính tay mẹ làm, rồi cô hôn lên trán mẹ.

Đáp lại, người mẹ khẽ nói: “Tại sao khi con lớn con không còn hôn lên má mẹ nữa?”. Câu hỏi của người mẹ trong phim đã làm thức tỉnh mỗi chúng ta, đã bao lâu rồi ta không dành cử chỉ âu yếm nhất dành cho phụ mẫu.

5 Tình Mẫu Tử (2015)

TÌNH MẪU TỬ – Phim nói về những khó khăn, nhọc nhằn, vất vả của người làm mẹ cũng như tình yêu bao la của người mẹ dành cho các con. Bộ phim quy tụ dàn diễn viên gạo cội hàng đầu của điện ảnh Hồng Kông như: Bào Khởi Tịnh, Trần Vỹ, Bạch Bưu, Tần Khải Duy, Thư Yến, Đàm sảnh Công, Ngô Đình Diệp,Vương Vy,…

6 Cuộc Tình Chưa Dứt – Journey Of Love (1994)

Nội dung bộ phim Trung Quốc về tình mẫu tử này kể về bà Xuân trong một lần lỡ tay giết người nên phải nhận án tù 18 năm và bỏ lại năm đứa con nhỏ.

Sau 18 năm tù tội, bà quyết tâm trở về tìm lại 5 đứa con thất lạc của mình. Nhưng quá trình tìm lại ấy đầy rẫy gian nan vất vả.

Người thì tha thứ cho bà, người thì đầy lòng thù hận. Và cuối cùng chính tình mẫu tử thiêng liêng đã đưa bà trở về với những đứa con. Nhưng trớ trêu thay, bà Xuân lại bị ung thư, qua đời trên giường bệnh và ra đi trong sự tiếc nuối của các con mình.

Lý Ảnh đã thể hiện một người mẹ đảm đang, thương con, chịu thương chịu khó với bao thăng trầm của cuộc sống. Tuy cốt truyện đơn giản nhưng nhân vật của Lý Ảnh thể hiện đã lấy đi rất nhiều nước mắt của người xem.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN