Top 10 bộ phim chính kịch có điểm IMDb cao và hay nhất mọi thời đại

0
2359
Vật Phẩm Phong Thủy

IMDb rất có uy tín với giới độc giả Internet, cũng như các tín đồ của môn nghệ thuật thứ 7. Ngoài nội dung phê bình đánh giá về các tác phẩm thuộc lĩnh vực điện ảnh, IMDb còn đánh giá những tác phẩm truyền hình hay những ngôi sao điện ảnh, nhà sản xuất Phim…Hãy cùng topxephang điểm lại 10 bộ phim chính kịch kinh điển nhất mọi thời đại dưới đây.

1.Dag II (2016)
Trong một vùng chiến tranh tàn phá, nơi những tiếng la hét của con người vô tội, trên chính đường thẳng giữa thiên tai và sự dũng cảm, Maroon Berets sẽ đương đầu với cái chết.


2.Hababam Sinifi (1975)
Hababam Sınıfı là một bộ phim hài của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1975, do Ertem Eğilmez biên soạn dựa trên cuốn tiểu thuyết của Rıfat Ilgaz , có sự tham gia của cả nhóm Kemal Sunal , Tarık Akan và Münir Özkulul , kể về cuộc phiêu lưu của một học sinh lớp học tư nhân được thách thức bởi sự xuất hiện của hiệu trưởng mới. Bộ phim, được phát hành chung chung trên toàn quốc vào ngày 1 tháng 4 năm 1975, đã thành công ở Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp theo là năm phần tiếp theo trực tiếp; Hababam Sınıfı Sınıfta Kaldı (1975), Hababam Sınıfı Uyanıyor (“Lớp Chaos là thức dậy”, 1976),Hababam Sınıfı Tatilde ( Habubam Sınıfı Tatilde , 1977), Hababam Sınıfı Dokuz Doğuruyor (1978) và Hababam Sınıfı Güle Güle (“Lớp Chaos: Bye Bye”, 1981). Sự phổ biến lâu dài của bộ phim đã dẫn đến ba phần tiếp theo; Hababam Sınıfı Merhaba, ” Habubam Sınıfı Askerde “, Hababam Sınıfı Askerde (“Lớp Chaos trong Quân đội”, 2005) và Hababam Sınıfı Üç Buçuk (“Ba Chaos lớp ba và một nửa,” 2006).

3.Nhà tù Shawshank (1994)
Làm quen với tay ‘quản lý chợ đen’ Redding, Andy dần thích nghi với cuộc sống tại Shawshank. Song, kế hoạch lớn hơn việc tồn tại ở nhà tù này đang được anh suy tính.
Qua con mắt và lời kể của Redding, cuộc vượt ngục vĩ đại này được kể tuần tự cùng một kết thúc bất ngờ.

4.Bo Gia (1972)
Bố già (tiếng Anh: The Godfather) là một bộ phim hình sự sản xuất năm 1972 dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo và do Francis Ford Coppola đạo diễn. Phim xoay quanh diễn biến của gia đình mafia gốc Ý Corleone trong khoảng 10 năm từ 1945 đến 1955. Bộ phim có dàn diễn viên nổi tiếng gồm Marlon Brando, Al Pacino, Robert Duvall, Diane Keaton và James Caan. Đây được xem là một trong những bộ phim có dàn diễn viên hùng hậu nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ, với bốn diễn viên chính là Marlon Brando, Al Pacino, Robert Duvall và Diane Keaton đều từng dành giải Oscar cho diễn viên chính xuất sắc nhất.

Bộ phim được coi là một trong những phim hay nhất của lịch sử điện ảnh, nó luôn xếp ở các vị trí dẫn đầu trong các bảng xếp hạng phim hay uy tín. Bố già được bình chọn là bộ phim xếp thứ 2 trong Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ và cũng đứng thứ 2 trong danh sách 250 phim hay nhất của trang web dữ liệu điện ảnh uy tín IMDb. Đây cũng là bộ phim đầu bảng trên các danh sách phim hay nhất của Metacritic và Rotten Tomatoes.

5.Bo Gia Phan II (1974)
Bố già phần II (The Godfather Part II) là một bộ phim hình sự sản xuất năm 1974 dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo và do Francis Ford Coppola đạo diễn. Bộ phim này là phần tiếp theo của tác phẩm nổi tiếng Bố già (The Godfather) sản xuất năm 1972 và sau đó được tiếp tục bằng Bố già phần III (The Godfather Part III) sản xuất năm 1990. Truyện phim nói về những diễn biến trong gia đình Corleone sau những sự kiện xảy ra ở phần đầu cũng như miêu tả quá trình trở thành ông trùm của Vito Corleone.

Bố già phần II được một số nhà phê bình coi đánh giá là hay tương đương, nếu không nói là còn hay hơn phần đầu tiên, vốn đã là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của điện ảnh Hoa Kỳ. Tại bảng xếp hạng phim hay nhất của trang dữ liệu điện ảnh IMDb, bộ phim này xếp thứ 3 trong khi Bố già xếp thứ hai, còn trong bảng xếp hạng của Viện phim Hoa Kỳ (American Film Institute) Bố già phần II xếp thứ 32. Bố già phần II được nhiều người coi là phần tiếp theo hay nhất của mọi thời đại và được đề cử tới 11 giải Oscar và giành được 6 giải, trong đó có giải cho Phim hay nhất.

6.Pulp Fiction (1994)
Pulp Fiction, còn có tên tiếng Việt là “Chuyện tào lao”,[cần dẫn nguồn] là một bộ phim tâm lý tội phạm của Mỹ phát hành năm 1994 có bối cảnh quay tại Los Angeles. Phim có sự tham gia của đạo diễn Quentin Tarantino và các diễn viên John Travolta, Bruce Willis, Uma Thurman và Samuel L. Jackson. Bộ phim là một thành công lớn trong sự nghiệp làm phim của Quentin Tarantino và là phim độc lập đầu tiên có doanh thu hơn 200 triệu USD. Về mặt giải thưởng, phim giành 1 giải Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc (cùng 6 đề cử khác), 1 Quả cầu vàng, 1 cành cọ vàng và rất nhiều giải thưởng khác. Viện điện ảnh Mỹ xếp phim này đứng thứ 7 trong cuộc bình chọn những bộ phim gangster hay nhất mọi thời đại. Pulp Fiction được xếp loại R vì bạo lực đẫm máu và sử dụng ma túy, lời thoại tục tĩu và cảnh tình dục.

Nội dung của Pulp Fiction bao gồm nhiều sự “trái khoáy”, là một tập hợp các câu chuyện rời rạc, tào lao mà lại vô cùng gắn kết, nó phá vỡ rất nhiều trật tự của điện ảnh đặc biệt khi nói về thế giới tội phạm nước Mỹ nhưng hoàn toàn không có tuyến nhân vật đại diện cho phe chính nghĩa và không thể bỏ qua phần hội thoại gồm nhiều những câu chuyện tào lao và có phần bậy bạ.

7.The Lord of the Rings: The Return of the King (2003)
The Lord of the Rings: The Return of the King (Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua) là bộ phim điện ảnh của đạo diễn Peter Jackson.Đây là bộ phim kết thúc của bộ ba phim Chúa tể của những chiếc nhẫn trước đó là The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (2001) và The Lord of the Rings: The Two Towers (2002).

Chúa tể Sauron bắt đầu những bước cuối cùng trong cuộc xâm lược Trung Địa của hắn, vì thế phù thủy Gandalf và vua Theoden của Rohan tập hợp quân đội nhằm bảo vệ thủ đô của Gondor – Minas Tirith khỏi mối đe dọa tiềm ẩn. Aragorn cuối cùng đã lấy được ngai vàng của Gondor và triệu hồi Đội quân người chết để giúp anh đánh bại Sauron. Nhưng cuối cùng, thậm chí khi đã huy động toàn bộ sức mạnh, họ nhận ra rằng họ không thể chiến thắng; vì thế mọi thứ phải dựa trên vai của hai người Hobbit, Frodo và Sam, mang trên người gánh nặng của chiếc nhẫn và đối đầu với sự phản bội của Gollum. Sau cuộc hành trình dài, cuối cùng họ cũng đến được vùng đất đầy nguy hiểm – Mordor, nhằm tìm cách hủy diệt chiếc nhẫn chúa tại nơi nó được tạo ra – ngọn lửa núi Doom (Diệt Vong).

8.Schindler’s List (1993)
Bản danh sách của Schindler (tựa tiếng Anh: Schindler’s List) là một bộ phim chính kịch lịch sử của Hoa Kỳ, do Steven Spielberg làm đạo diễn kiêm đồng sản xuất và Steven Zaillian viết kịch bản. Phim dựa theo cuốn tiểu thuyết Schindler’s Ark của Thomas Keneally, một tiểu thuyết gia người Úc. Bộ phim dựa trên cuộc đời của Oskar Schindler, một doanh nhân người Đức đã cứu sống hơn một nghìn người, trong đó phần lớn là người Do Thái gốc Ba Lan tị nạn trong thời kỳ phát xít Đức tàn sát người Do Thái bằng cách thuê họ vào làm trong các nhà máy của ông. Phim có sự tham gia của Liam Neeson trong vai Schindler, Ralph Fiennes trong vai sĩ quan Schutzstaffel (SS) Amon Goeth, và Ben Kingsley trong vai kế toán người Do Thái của Schindler Itzhak Stern.

Ý tưởng sản xuất một bộ phim nói về Schindlerjuden (những người Do Thái của Schindler) được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1963. Poldek Pfefferberg, một trong số những người Schindlerjuden, xác định rằng sứ mệnh của cuộc đời mình là phải kể lại câu chuyện của Schindler cho hậu thế. Spielberg tỏ ra hứng thú với kịch bản này sau khi nhà điều hành Sid Sheinberg gửi cho ông một bản nhận xét cuốn sách Schindler’s Ark. Universal Studios mua bản quyền chuyển thể điện ảnh của cuốn tiểu thuyết, tuy nhiên Spielberg, ban đầu còn lo ngại ông chưa đủ tự tin để làm một bộ phim về thời kỳ tàn sát người Do Thái, tìm cách đẩy dự án sang cho một số đạo diễn khác trước khi quyết định tự tay đạo diễn bộ phim này.

9.12 Angry Men (1957)
12 Angry Men (tạm dịch: 12 người đàn ông giận dữ) là một bộ phim Mỹ sản xuất năm 1957, được chuyển thể từ vở kịch truyền hình cùng tên của Reginald Rose.[3][4] Bộ phim được chính Rose viết kịch bản và sản xuất, và do Sidney Lumet đạo diễn. 12 Angry Men là một phim thể loại tòa án kể về một bồi thẩm đoàn có 12 người đàn ông đang bàn thảo về tội trạng của một bị cáo. Tại Hoa Kỳ, trong hầu hết các phiên xử hình sự qua bồi thẩm đoàn, tất cả các bồi thẩm viên phải nhất trí khi kết luận bị cáo có tội hay vô tội. Bộ phim đặc biệt ở điểm gần như chỉ dùng một bối cảnh: trừ một đoạn mở đầu xảy ra trước tòa án và một đoạn ngắn ở trong phòng vệ sinh, toàn bộ bộ phim diễn ra trong một phòng họp bồi thẩm.[5] Trong toàn bộ 96 phút của bộ phim, chỉ 3 phút diễn ra ngoài phòng này.

Bộ phim miêu tả những phương pháp đi đến sự đồng thuận, cũng như những sự khó khăn trong quá trình này, trong một nhóm người có nhiều cá tính khác nhau cộng thêm cá tính mạnh và mâu thuẫn lẫn nhau. Trừ hai bồi thẩm trao đổi tên trước khi rời tòa án ở cuối phim, trong phim không sử dụng tên nhân vật nào: bị cáo được gọi là “thằng nhỏ” và các nhân chứng được gọi là “ông già”, và “bà ở bên kia đường”.

10.The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (2001)
Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (Chúa tể của những chiếc nhẫn: Hiệp hội bảo vệ nhẫn) là bộ phim giả tưởng của đạo diễn Peter Jackson ra mắt năm 2001. Nó mở đầu cho Chúa tể của những chiếc nhẫn (bộ 3 phim) và dựa theo tập đầu cùng tên trong bộ tiểu thuyết giả tưởng 3 tập The Lord of the Rings của nhà văn người Anh J. R. R. Tolkien. Lấy bối cảnh vùng Middle-earth, bộ phim kể về cuộc hành trình tiêu diệt Chiếc nhẫn quyền lực (One Ring) của một người Hobbit tên là Frodo Baggins. Số phận của Middle-earth nằm trong tay Frodo và tám người bạn trong Hiệp hội bảo vệ nhẫn (The Fellowship of the Ring) trong chuyến đi tới núi Doom ở Mordo, nơi duy nhất có thể phá huỷ chiếc nhẫn One Ring của Chúa tể bóng tối Sauron.

Ra mắt vào ngày 19 tháng 9 năm 2001, bộ phim được các nhà phê bình và khán giả đánh giá cao, và đặc biệt là bộ phim khá trung thành với tác phẩm nguyên gốc. Bộ phim rất thành công về mặt doanh thu, kiếm được tổng cộng 870 triệu đôla Mỹ sau khi trình chiếu trên toàn thế giới; cao thứ hai năm 2001 (sau Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (phim)) và cao thứ năm trong danh sách 14 bộ phim có doanh thu toàn thế giới cao nhất mọi thời đại. Bộ phim được trao năm giải từ BAFTA (Viện hàn lâm Điện ảnh và Nghệ thuật Truyền hình Anh), bao gồm giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. DVD bản mở rộng đặc biệt ra mắt vào 12 thắng 10 năm 2002. Năm 2007, The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring được Viện Điện ảnh Hoa Kỳ (American Film Institute) bầu chọn ở vị trí thứ 50 trong 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN