Top 7 mẫu máy bay chiến đấu được sử dụng phổ biến trong chiến tranh Việt Nam

0
2388
Vật Phẩm Phong Thủy

Máy bay chiến đấu là một trong những khí tài quân sự không thể thiếu trong những cuộc chiến hiện nay với khả năng cơ động và sức mạnh tiêu diệt mục tiêu vô cùng tốt . Và chúng ta sẽ điểm lại những mẫu máy bay chiến đấu mà các quốc gia xâm lược đã mang đến đất nước ta.

1.Douglas A-1 Skyraider
Chiếc Douglas A-1 (trước đây là AD) Skyraider (Kẻ cướp trời) là một máy bay ném bom cường kích một chỗ ngồi của Hoa Kỳ trong những năm 1950, 1960 và đầu những năm 1970. Một chiếc máy bay động cơ piston cánh quạt lạc loài trong thời đại phản lực, Skyraider có một khoảng thời gian phục vụ dài và thành công kéo dài đến tận thời đại không gian, là nguồn cảm hứng cho việc thiết kế các kiểu máy bay cường kích phản lực thế hệ mới có cánh thẳng và bay chậm hiện vẫn còn đang phục vụ trên tuyến đầu.

Nó được mang hằng loạt các tên lóng khác nhau: “Spad” (vì giống những kiểu máy bay trong Thế Chiến I), “Able Dog”, “Destroyer,” “Hobo”, “Firefly”, “Zorro”, “The Big Gun,” “Old Faithful,” “Old Miscellaneous,” “Fat Face” (AD-5/A-1E, hai chỗ ngồi cạnh nhau), “Guppy” (AD-5W), “Q-Bird” (AD-1Q/AD-5Q), “Flying Dumptruck” (A-1E), “Sandy” (hộ tống máy bay trực thăng tìm kiếm và giải cứu) và “Trâu Điên” (Nam Việt Nam).


2.Cessna A-37 Dragonfly
A-37 Dragonfly là máy bay cường kích phản lực hạng nhẹ 2 động cơ với tổ bay hai người đã từng được Không lực Hoa Kỳ sử dụng tích cực trong Chiến tranh Việt Nam và sau đó vào các hoạt động phi chiến sự khác.

DAYTON, Ohio — Cessna YA-37A Dragonfly at the National Museum of the United States Air Force. (U.S. Air Force photo)

3.Northrop F-5
F-5 là một gia đình máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ hai động cơ được sử dụng rộng rãi, do hãng Northrop tại Hoa Kỳ thiết kế và chế tạo bắt đầu vào thập kỷ 1960. Hàng trăm chiếc F-5 vẫn đang hoạt động trong biên chế một số lực lượng không quân trên thế giới đầu thế kỷ XXI, và F-5 cũng được dùng làm mẫu cho một số thiết kế máy bay khác.

Dự án F-5 bắt đầu trong một chương trình máy bay tiêm kích hạng nhẹ do hãng Northrop đầu tư vào thập kỷ 1950. Thế hệ đầu tiên là F-5A Freedom Fighter (Chiến sĩ đấu tranh cho tự do) bắt đầu hoạt động vào thập kỷ 1960. Trên 800 chiếc đã được chế tạo cho đến năm 1972 tại các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh. Mặc dù Không quân Hoa Kỳ không có nhu cầu đối với một máy bay tiêm kích hạng nhẹ, nhưng F-5 vẫn được sử dụng trong vai trò huấn luyện và khoảng 1.200 chiếc T-38 Talon được phát triển từ khung của F-5 đã được chế tạo cho vai trò huấn luyện.

Thế hệ thứ hai F-5E Tiger II được cải tiến cũng được sử dụng chính trong các nước đồng minh của Mỹ nhưng với số lượng giới hạn, những chiếc F-5E hoạt động trong hàng không quân sự Mỹ với nhiệm vụ làm máy bay huấn luyện và đóng giả làm máy bay đối phương; F-5E Tiger II đã được chế tạo trên 1.400 chiếc mọi phiên bản, việc sản xuất kết thúc vào năm 1987. Rất nhiêu chiếc F-5 khác hiện vẫn đang tiếp tục hoạt động trong thập kỷ 1990 và 2000, sau khi trải qua rất nhiều chương trình nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu trong môi trường chiến đấu luôn thay đổi. F-5 cũng được phát triển thành một phiên bản trinh sát chuyên dụng có tên RF-5 Tigereye.


4.Douglas A-4 Skyhawk
A-4 Skyhawk (Chim ưng nhà trời) là máy bay cường kích ném bom được thiết kế ban đầu để hoạt động từ tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ. Nó được thiết kế và chế tạo bởi Douglas Aircraft Corporation (sau này là McDonnell Douglas) và có tên hiệu ban đầu là A4D theo hệ thống ký hiệu của Hải quân trước năm 1962.

50 năm sau khi bay chuyến bay đầu tiên, và sau những vai trò chính yếu tại Việt Nam, cuộc tranh chấp quần đảo Falklands và Chiến tranh Yom Kippur, vẫn còn gần 3.000 chiếc Skyhawk đang phục vụ trong không lực nhiều nước trên toàn thế giới, kể cả trên tàu sân bay.


5.LTV A-7 Corsair II
Chiếc Ling-Temco-Vought A-7 Corsair II là một kiểu máy bay cường kích hạng nhẹ cận âm hoạt động trên tàu sân bay được đưa ra hoạt động trong Hải quân Hoa Kỳ để thay thế cho chiếc A-4 Skyhawk, thiết kế dựa trên kiểu máy bay tiêm kích siêu thanh F-8 Crusader khá thành công do Chance Vought sản xuất. A-7 là một trong những máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị hệ thống hiển thị thông tin trước mặt (HUD), hệ thống dẫn đường quán tính (INS) kết hợp doppler, và một động cơ turbo quạt ép. Nó được Hải quân Mỹ đưa ra hoạt động đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam, rồi được Không quân Hoa Kỳ dùng để thay thế những chiếc A-1 Skyraider đang mượn của Hải quân cũng như trong Không lực Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ. Nó cũng được xuất khẩu sang Hy Lạp trong thập niên 1970, Bồ Đào Nha và Thái Lan trong thập niên 1980.


6.Convair F-102 Delta Dagger
Chiếc Convair F-102 Delta Dagger là một kiểu máy bay tiêm kích đánh chặn cánh tam giác Hoa Kỳ được chế tạo như là một phần cốt lõi của lực lượng phòng không Không quân Hoa Kỳ vào cuối những năm 1950. Được đưa vào hoạt động từ năm 1956 với mục đích chính là đánh chặn sợ xâm nhập của đội máy bay ném bom Xô Viết. Sự phát triển của chiếc máy bay bị kéo dài và gặp nhiều trục trặc, và cho đến đầu những năm 1960, nó được bổ sung thêm bởi chiếc F-101 Voodoo, được thay thế bởi những chiếc F-106 Delta Dart và sau đó là F-4 Phantom II. Nhiều chiếc F-102 được chuyển cho Không lực Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ từ giữa đến cuối những năm 1960, và chiếc máy bay cùng được rút khỏi hoạt động vào năm 1976.


7.Lockheed F-104 Starfighter
Chiếc Lockheed F-104 Starfighter là một kiểu máy bay tiêm kích đánh chặn siêu thanh một động cơ có tính năng bay khá cao đã phục vụ cho Không quân Hoa Kỳ từ năm 1958 đến năm 1967. Nó tiếp tục phục vụ trong Không lực Vệ binh Quốc gia cho đến khi được loại bỏ vào năm 1975. Sau đó, cơ quan NASA (Hàng không và Không gian Hoa Kỳ) tiếp tục bay một đội máy bay nhỏ. NASA đã sử dụng những chiếc F-104 bay hỗ trợ cho những kế hoạch X-15 và XB-70, và nó tiếp tục bay hỗ trợ những chương trình không gian cho đến khi chúng được nghỉ hưu vào năm 1995 và được thay thế bằng những chiếc F/A-18 Hornet. Chiếc Starfighter là máy bay đầu tiên đã giữ đồng thời kỷ lục thế giới chính thức về vận tốc, cao độ và tốc độ lên cao. Nhiều phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi được chế tạo, phiên bản có số lượng nhiều nhất là TF-104G.

Chiếc F-104C đã được Không quân Hoa Kỳ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam, và chiếc F-104A cũng được bố trí trong các cuộc Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan. Những chiếc F-104 của Không quân Trung Hoa Dân Quốc cũng từng đối địch cùng những chiếc MiG-19 của Không quân Quân giải phóng Trung Quốc bên trên bầu trời đảo Kim Môn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN