Tường thấm nước thường có thể sinh ra nấm mốc, mòn mục lớp vật liệu xây dựng, dễ gây ra cháy nổ, điện giật. Hiện nay, việc chống thấm tường nhà đang là vấn đề nan giải cho nhiều gia đình. Dưới đây là những sai lầm và nhầm tưởng phổ biến khi chống thấm bạn cần tránh.
1 Không chuẩn bị các phương án chống thấm ngay từ đầu
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng tường thấm lúc nào thì chống lúc đó. Nhưng thực tế, một khi tường đã bị thấm, việc xử lý rất phức tạp vì kinh phí tu sửa cao, bạn phải cạo bỏ toàn bộ lớp sơn ngoài, sửa chữa rồi mới sơn lại. Đây là việc sẽ làm mất thời gian và tốn kém nhiều so với chi phí chống thấm ban đầu. Vì vậy, khi xây nhà, bạn nên chú trọng việc này ngay từ đầu để vừa đảm bảo tính vững chắc trong kết cấu, vừa tăng tuổi thọ chống thấm cho nội thất đẹp của ngôi nhà.
2 Chỉ chống thấm những nơi thường xuyên ẩm ướt
Mọi người thường ưu tiên những khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh, bếp,… để ngăn chặn thấm mà quên rằng tường nhà cũng là nơi quan trọng cần chú ý. Bởi thấm dột có thể xảy ra ở bất kỳ nơi đâu vì các tác động từ môi trường xung quanh luôn tấn công vào những điểm yếu trong cấu trúc, vật liệu của ngôi nhà để “phá hủy”.
Vào mùa mưa có độ ẩm cao, việc thấm dột xảy ra nhanh đến chóng mặt. Hơn thế nữa tường nhà chính là vị trí tiếp xúc nhiều nhất với môi trường, chịu sự thay đổi nhiệt độ liên tục và đó là nơi cần chống thấm trước tiên.
3 Nhà ở miền Nam không cần chống thấm
Thời tiết miền Nam ôn hòa hơn so với miền Bắc nóng ẩm mưa nhiều nên không ít gia chủ lầm tưởng không cần phải chống thấm cho công trình nhà ở. Thế nhưng, trong những năm gần đây, khí hậu miền Nam đã thay đổi khiến nhiều nhà bị thấm và xuống cấp nhanh chóng. Vì vậy, ngay từ khi thiết kế nội thất, tất cả các ngôi nhà ở mọi vùng miền trên cả nước đều phải xử lý chống thấm tốt nhất có thể.
4 Dùng xi – măng hồ dầu là đủ để chống thấm
Xi măng thường được dùng là nguyên vật liệu cho việc chống thấm. Các tính chất vật lý của xi măng như : cấu trúc phân tử rỗng, tính khuếch tán, tính thấm … lại không hoàn toàn có tác dụng trong việc chống thấm. Điều này hoàn toàn dễ thấy khi sau mỗi màu nắng, lớp hồ dầu nhanh chóng rạn nứt làm nước mưa ngấm vào tường nhanh hơn.Để chống thấm hiệu quả, triệt để cần sử dụng các chất chống thấm chuyên dụng, chính hãng.Thông thường, chúng ta hay sử dụng các loại sơn có các liên kết bền vững tạo ra các màng chống thấm tuổi thọ cao như sơn: Nishu. Nếu được thực hiện đúng tiêu chuẩn, màng chống thấm của Nishu có tuổi thọ lên tới 15 năm.
5 Sơn chống thấm và chất chống thấm giống nhau
Sơn chống thấm và chất chống thấm có tính năng khác nhau. Sơn chống thấm là loại sơn phủ bên ngoài, ngoài công dụng trang trí thì có thêm công dụng chống thấm. Trong khi đó, chất chống thấm có chức năng chống thấm chuyên dụng, phủ lên vữa xi măng rồi mới đến lớp bột trét, sơn lót và sơn phủ.
Cả hai sản phẩm này đều giúp bề mặt công trình không bị bong tróc, thấm nước. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều như tại Việt Nam, các nhà thầu khuyến khích cần có lớp chất chống thấm chuyên dụng. Nhưng nếu có cả hai lớp bảo vệ này, độ bền của bề mặt công trình sẽ càng tăng.
6 Thi công chống thấm mái không đúng yêu cầu về kỹ thuật
Nhìn chung các lỗi thường thấy là: thi công chống thấm các mép màng bitum sát nhau ẩu, gia cố nhiệt quá và không đều khiến chất lượng màng khò nóng bị giảm xuống. Quét hoặc phun chất chống thấm chuyên dụng không đúng yêu cầu của nhà sản xuất đưa ra, ví dụ như hóa chất chống thấm cần quét/phun 3 lớp nhưng thợ chỉ quét/phun 2 lớp là không đạt yêu cầu và có thể làm cả công trình chống thấm mái bê tông bị thấm.
7 Không làm sạch tường trước khi chống thấm
Nếu chỉ loại bỏ các lớp sơn cũ mà tiến hành chống thấm luôn là hoàn toàn sai lầm khi trang trí nội thất. Nên làm sạch tường, loại bỏ các chất bẩn, mảng bám, rêu bám, nấm mốc… trên bề mặt bê tông của tường. Ngoài ra, bạn nên sử dụng giấy chà nhám để loại bỏ các chất bẩn bám trên tường. Khi loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, bề mặt bê tông sẽ được thẩm thấu chất chống thấm tốt và có tuổi thọ cao nhất.