Từ lâu, Thanh Hóa đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Thanh Hóa dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.
1. Cầu Hàm Rồng
Cầu Hàm Rồng – một hình tượng lịch sử đặc biệt mà ai cũng biết khi nói về Thanh Hóa. Và cho đến nay không ai biết cây cầu này được xây dựng và bảo vệ như thế nào?
Theo tư liệu lịch sử còn lưu giữ, ở cuối thế kỷ XIX đẩu thế kỷ XX, sau khi đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã cho xây dựng hệ thống đường sá, cầu để tiện cho việc cai trị, vơ vét, bóc lột nhân dân ta.
Tại Thanh Hóa, năm 1901, cầu Hàm Rồng nối liền hai bờ sông Mã được xây dựng với sự tham gia của các kỹ sư Pháp, Đức, Ý. Theo các kỹ sư Pháp đã tính toán rằng, trên dòng sông Mã đoạn Hàm Rồng không thể xây dựng được trụ cầu. Nhà địa chất nổi tiếng người Pháp là Aragon ghi lại trong cuốn sổ tay kỹ thuật lời khuyên với các nhà xây dựng cầu: Không nên xây dựng công trình cầu trên dòng sông Mã vì cấu tạo lòng sông rất phức tạp, độ chênh dòng nước cao ở đoạn núi Đầu Rồng, núi Ngọc khiến dòng chảy như thác lũ, mặt đá lòng sông nghiêng, có độ dốc cao lại nhiều hang động nên rất khó thi công ngầm dưới lòng sông Mã.
2. Hòn Trống Mái
Hòn Trống Mái: Một biểu tượng của du lịch Việt Nam, nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy 5 km, gần hòn Đỉnh Hương. Giữa một vùng biển nước bao la, hai con gà một con trống và một con mái hiện lên ngạo nghễ trên mặt. Lúc bình minh lên từ phía xa chiếu ánh sáng rực rỡ nhuộm đỏ đôi gà khổng lồ bên nhau trên sóng nước mênh mông. Từ mặt nước, chiều cao mỗi con tới hơn chục mét. Tấm thân khổng lồ đứng trên cái chân thót lại, thế chênh vênh tưởng chừng chỉ vài con sóng vỗ mạnh, cả khối đá nặng ấy có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Nhưng không, đã hàng triệu năm trôi qua, hai con gà vẫn thuỷ chung đứng đó. Dường như sự hấp dẫn được nhân lên ở đôi chân không cân đối đó. Ðã có rất nhiều tác phẩm nhiếp ảnh, hội họa, thơ ca… về hai con gà này. Hình ảnh của chúng đã trở thành biểu tượng của du lịch Hạ Long và Du lịch Việt Nam.
3. Đền Đồng Cổ
Đền Đồng Cổ là một trong những di tích lịch sử – văn hóa, nơi vừa có phong cảnh hữu tình, vừa có những huyền thoại gắn với nhiều giai đoạn trong lịch sử đất nước.
Đền Đồng Cổ là một trong những di tích lịch sử – văn hóa của huyện Yên Định được xếp hạng cấp Quốc gia (2001), cách TP. Thanh Hóa 40 km về phía Tây Bắc. Cùng với các di tích: Lam Kinh, thành nhà Hồ, Đông Sơn, Núi Đọ, Núi Nưa…, đền Đồng Cổ là điểm du lịch tâm linh và về nguồn, tạo thành quần thể di tích lịch sử – văn hóa Nổi tiếng của xứ Thanh có bề dày truyền thống từ lâu đời. Du khách từ TP. Thanh Hóa, ngược Rừng Thông, qua cầu Vạn Hà (sông Chu), đến thị trấn Quán Lào, đi chừng 12 cây số lên xã Yên Thọ là đến với đền Đồng Cổ ở thôn Đan Nê, xã Yên Thọ, nơi vừa có phong cảnh hữu tình, vừa có những huyền thoại gắn với nhiều giai đoạn trong lịch sử đất nước.
4. Di tích lịch sử Lam Kinh
Nơi đây có lăng Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng toàn bộ sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn; Hựu lăng – Lăng vua Lê Thái Tông; Lăng Khôn Nguyên – Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông); Chiêu Lăng – Lăng vua Lê Thánh Tông; Dụ Lăng – Lăng vua Lê Hiến Tông; Kính Lăng – Lăng vua Lê Túc Tông; Đền Lê Lai.
Từ thành phố Thanh Hóa, theo tỉnh lộ 15A đi về hướng tây 51km, du khách sẽ gặp chiếc “nôi vàng”. Ðó là Lam Kinh, nơi bắt đầu của thời kỳ hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với bản anh hùng ca đánh đuổi giặc Minh, thu giang sơn về một mối. Lam Kinh nằm trên đất huyện Thọ Xuân, một huyện đã sinh cho dân tộc Việt Nam hai đời Lê (Tiền Lê, Hậu Lê) – vùng đất mà cách đây gần một ngàn năm cụ tổ của Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi thấy chim bay về đậu quây quần thành bầy, quyết định san đất dựng nhà.
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu (gọi là du sơn) mặt nam nhìn ra sông – có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam – Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m.
5. Thành nhà Hồ
Thành Nhà Hồ hay còn được gọi là thành Tây Ðô ở huyện Vĩnh Lộc do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh lớn và rất kiên cố. Thành gồm có 4 cửa, cửa phía Nam rất giống với cửa phía Nam của thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu và phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Đã trải qua hơn 6 thế kỷ, đến nay toà thành chỉ còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh và khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.
6. Đền Bà Triệu
Đền thờ bà Triệu được dựng trên núi Gai (còn được gọi là núi Ải) ngay sát đường quốc lộ 1A, thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc. Nơi này tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm. Trên đường từ Bắc vào Nam, khách bộ hành thường dừng chân tại đây để tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng và thưởng ngoạn cảnh đẹp.