Đất nước Ấn Độ luôn là điểm đến thu hút trên bản đồ du lịch thế giới. Một trong những lý do hấp dẫn du khách chính là các công trình kiến trúc đa dạng và đầy sáng tạo ở nơi đây. Có vẻ như người Ấn Độ chẳng hề đặt ra bất kì giới hạn nào cho trí tưởng tượng của mình khi bắt tay vào thiết kế. Nên dù mang dáng hình và kích cỡ khác nhau, nhưng những tác phẩm này đều tựu chung một điểm, đó là khả năng khiến người ta choáng ngợp ngay từ cái nhìn đầu tiên.
1 Đền Taj-Mahal
Đền Taj Mahal tọa lạc ở thành phố Agra bang Utar Pradesh, phía bắc Ấn Độ. Ngôi đền được xây bằng đá trắng trên một không gian rộng lớn, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp diễm lệ, thanh khiết của nó. Với kiến trúc Ấn – Hồi đặc trưng, Taj Mahal lung linh trên trời xanh như một viên ngọc quý làm ngây ngất bất cứ ai có dịp được chiêm ngưỡng.
Lịch sử xây dựng Taj Mahal gắn liền với câu chuyện về tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan (lên ngôi năm 1627) với người vợ yêu quý là hoàng hậu Mumtaz Mahah. Bà không may qua đời ở tuổi 39 sau khi sinh người con thứ 14 của họ (1631).
Taj Mahal được xây bằng đá cẩm thạch trắng và nhiều loại đá quý được mang về từ nhiều nơi trên thế giới. Chính vì thế, màu sắc ngôi đền biến đổi kỳ ảo trong ngày nhờ sự biến màu của các loại đá quý theo những thời điểm khác nhau.
Quần thể kiến trúc này bao gồm 5 hạng mục: cổng chính, vườn cây, nhà thờ Hồi giáo, khu nghỉ và lăng mộ chính.
Taj Mahal được xây trên một khu đất rộng 304m và dài 580m. Chính giữa là một lâu đài (lăng mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahah) đáy hình bát giác cao 75m với mái vòm tròn được làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch. Bao quanh là 4 vòm tròn nhỏ. Bốn góc đền là 4 tháp cao 40m. Theo quan niệm Hồi giáo, số 4 tượng trưng cho sự thiêng liêng và bất diệt. Chiều cao của ngôi đền khoảng 80m. Xung quanh tòa lâu đài là những bức tường nhiều cửa sổ và cửa ra vào hình vòm cuốn, được chạm khắc cực kỳ tinh xảo bằng các loại đá quý khác nhau.
2 Đền Vàng Harmandir Sahib
Được xây dựng vào năm 1574, ngôi đền vàng lộng lẫy Harmandir Sahib là địa điểm linh thiêng trong tâm thức mọi tín đồ đạo Sikh trên toàn thế giới tọa lạc tại Amritsar, Punjab, giữa biên giới Ấn Độ và Paskistan. Được bao quanh bởi hồ nước Amrit Sarovar (Hồ Rượu thần) – hay còn gọi là Hồ Nước Tâm Linh, ngôi đền huyền bí này được dát lên 100 kg vàng ròng, là biểu tượng kết nối tâm linh giữa các tín đồ và Đức Chúa Trời. Đối lập với sự bí ẩn và thâm nghiêm của một số công trình tôn giáo khác, đền Vàng Harmandir Sahib được xây dựng với 4 cánh cửa ra vào rộng mở với mục đích chào đón mọi người đến tìm hiểu thế giới tâm linh và giáo điều của đạo Sikh. Trong không gian của nắng vàng và hồ nước yên bình, nơi đây là điểm đến tâm linh kỳ thú giúp tâm hồn của bạn lắng dịu khỏi những phiền não của thế tục trong âm thanh cầu nguyện ngân vang khắp đất trời.
3 Đền Ranakpur
Đền Ranakpur là công trình kiến trúc thiêng liêng nhất của giáo phái Jain nằm sâu trong thung lũng hoang sơ nArvallis thuộc miền Tây Ấn Độ. Tòa thánh có diện tích “khủng” khoảng 4500 m2 với hơn 1444 trụ cột khổng lồ được chế tạo từ cẩm thạch trắng và 29 không gian đặc trưng để tổ chức các nghi thức tôn giáo tôn vinh vị thần tối cao – thần Adinatha. Đã hơn 2000 năm tuổi, ngôi đền Ranakpur tinh xảo và kỳ công này vẫn luôn là địa điểm cao quý nhất trong tâm linh mỗi tín đồ đạo Jain, hiện là điểm đến hấp dẫn cho những du khách đam mê khám phá những tôn giáo kỳ bí nhất thế giới.
4 Đền Sri Ranganathaswamy
Đền Sri Ranganathaswamy, với những chóp mái cao vút trang trí hàng nghìn bức tượng đủ màu sắc, được coi là ngôi đền Hindu đầu tiên. Ngôi đền xinh đẹp này nằm ở Srirangam thuộc bang Tamil Nadu của Ấn Độ. Cấu trúc lâu đời nhất của ngôi đền được cho là có từ thế kỷ thứ 10. Ảnh: Sputnik.
5 Chùa Hang Ajanta
Chùa hang Ajanta là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. Từ một dải núi đá khổng lồ, người Ấn Độ cổ đại đã đục đẽo, chạm khắc tạo nên những công trình kiến trúc với tầm vóc kỳ vĩ cùng sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết. Đó là tổ hợp chùa hang Ajanta ở bang Maharasta.
Nằm ẩn sâu trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan ở Ấn Độ. Trong suốt một thời gian dài hang động này đã bị lãng quên hoàn toàn. Năm 1819 một nhóm người Anh đã tình cờ phát hiện ra hệ thống hang động Ajanta. Có thể nói quần thể hang động Ajanta là di tích quý giá đại diện cho thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo tại Ấn Độ.
Tọa lạc ở lưng chừng núi, bên dưới hang động là dòng sông Waghora uốn khúc. Hang động Ajanta được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Di tích hang động Ajanta có tất cả 30 hang, bao gồm Thánh đường Phật giáo và các khu phụ cận. Các nhà khảo cổ đã đánh dấu các hang theo số thứ tự. Quần thể hang động Ajanta không được tạo dựng trong một thời kỳ liên tục nên các nhà nghiên cứu phân chia các hang động theo từng thời kỳ xây dựng. Cụm hang được tạo dựng vào giai đoạn đầu thế kỷ II trước Công nguyên gồm hang số 8,9,10,12,13,15 mang nhiều màu sắc của Phật giáo nguyên thủy.
6 Đền Hoa Sen
Đây là sản phẩm trí tuệ của Kiến trúc sư Fariborz Sahba, người Iran gốc Canada. Ông đã mất 10 năm để lên kế hoạch thiết kế và thực hiện. Vật liệu để xây dựng ngôi đền bao gồm xi-măng, cát, đá cẩm thạch và đá trầm tích.
Đền Liên Hoa là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại, là một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng nhất ở New Delhi. Hình thể của ngôi đền là một đóa hoa sen xinh đẹp thật lớn đang hé nở để đón chào thiên niên kỷ mới. Đây là cơ sở thờ tự tín ngưỡng của đạo Bahai.
Ngôi đền được cấu trúc bằng đá cẩm thạch trắng, 27 cách hoa sen đan xen với nhau. Từ trên cao nhìn xuống, đền Liên Hoa thật sự là một công trình quy mô, rất công phu và sắc xảo, giống như một hoa sen đang nổi trên mặt hồ nước trong xanh. Chín cánh hoa sen bên trong kết hợp với chín cánh cửa mở theo hướng khác nhau, tạo một lối kiến trúc độc đáo, tuyệt hảo.