Top 6 con đường đèo đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam

0
1559
Vật Phẩm Phong Thủy

Trên dải đất hình chữ S, có nhiều con đèo hiểm trở, tuyệt đẹp đã đi vào huyền thoại. Giới báo chí, văn nghệ sĩ, doanh nhân, công chức và dân ‘phượt’ ưa khám phá, không lạ gì những con đèo ấy.

1 Đèo Khau Phạ

Đèo Khau Phạ Yên Bái là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 được mệnh danh là một trong “tứ đại đèo” với độ dài trên 30 km. Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam vượt qua đỉnh núi Khau Phạ. Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm…
Nằm ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Đèo vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Tên gọi của đỉnh núi này trong ngôn ngữ của dân tộc Thái nghĩa là “Sừng Trời” (chiếc sừng núi nhô lên tận trời), do các chóp núi thường nhô lên giữa biển mây bao quanh như một chiếc sừng.

2 Đèo Pha Long

Cả con đèo dài khoảng 20km với những con dốc cheo leo đầy thách thức. Ngày nay tuy đã được tu sửa và rải nhựa giúp việc đi lại thuận tiện hơn vài năm trước nhiều nhưng bất kể ai đi qua đều vẫn phải hết sức thận trọng bởi đường đi hẹp và những con dốc thì cứ ngày một cao hơn. Và khi đã ở chính giữa đỉnh đèo rồi thì cũng vừa lúc cái duyên Tây Bắc hiển hiện mê hoặc khách đường xa với vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ của núi rừng. Từ những cánh núi thuộc khối vòm sông Chảy với những đỉnh núi quanh năm mây vờn ở phía xa xa, cho tới những bức tranh ruộng bậc thang được pha phối bởi những mảng màu vàng, xanh, tía phía thung lũng trù phú được điểm xuyết bởi những thân sa mộc rắn chắc đang vươn mình đón nắng. Bên mép vực nơi những cột mốc biên giới và mốc đường bộ vừa mới được dựng lên, từng khóm hoa rừng không quên gốc tích của mình vẫn kiên cường bám trụ để rồi khoe ra vẻ đẹp mộc mạc của mình trên nền xanh lá mạ đã hơi hướm chuyển vàng của những thửa ruộng bậc thang. Ẩn hiện đâu đó trong bức tranh hùng vĩ ấy là những nếp nhà trình tường với những mái ngói thâm rêu nổi bật lên những sắc màu đầy tươi vui của cuộc sống, từ những tà váy sặc sỡ đang tung bay bên bờ rào đá cho tới tiếng kẻng trâu bằng gỗ trầm ấm vọng đi khắp vòm núi. Vẻ đẹp ban sơ của thiên nhiên hòa lẫn với vẻ đẹp được tạo ra từ bàn tay cần mẫn của con người đã bày ra trước mắt lữ khách xiết bao niềm thương mến.

3 Đèo Tam Điệp

Đèo thuộc thị xã Tam Điệp, cách phía Nam thị xã Ninh Bình khoảng 18 km. Nơi đây có 3 dẫy núi chạy suốt từ Hoà Bình về. Chỗ đá hạ thấp xuống gọi là đèo. Từ bắc vào đến địa phận này có ba đèo liền nhau nên gọi là Tam Điệp. Đèo thứ nhất cao 68m, đèo ở giữa cao 110m, đèo thứ ba cao 80m (so với mặt nước biển).
Đèo Tam Điệp còn gắn liền với một sự kiện lịch sử. Tháng Chạp năm Mậu Thân, tại nơi đây vua Quang Trung đã mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp trước khi ra bắc lần thứ hai.

Đèo Tam Điệp không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng đã đi vào thơ văn của các thi sĩ xưa và nay.

4 Đèo Ngang

Đèo Ngang là tên một con đèo nằm ở ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung Việt Nam. Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A. Trên dãy Hoành Sơn đoạn dãy Trường Sơn chạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 2.560 m, đỉnh cao khoảng 250 m (750 ft), phần đất phía Quảng Bình thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch. Phần đất phía Hà Tĩnh thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh. Đèo Ngang cách thị trấn Ba Đồn 24 km, sông Gianh 27 km, thị xã Đồng Hới 80 km về phía Nam. Cách thị xã Hà Tĩnh 75 km về phía Bắc. Đây là ranh giới cũ giữa Đại Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069). Thời Pháp thuộc đèo có tên trên bản đồ là Porte d’Annam.
Trên đỉnh đèo Ngang hiện còn “Cổng Trời” di tích của cửa ải Hoành Sơn Quan bằng gạch đá được xây vào năm 1833. Thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo. Đứng trên đỉnh Ngoạn Mục để ngắm biển thì tuyệt đẹp, núi non kỳ vĩ, biển trời mênh mông.

5 Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân là ngọn đèo nối liền Thừa Thiên Huế và Đà Năng, vốn là địa danh đã đi vào lịch sử của Việt Nam. Ngọn đèo được ví như một dải lụa mềm vắt ngang qua những dãy núi bạt ngàn cây cói. Từ đèo Hải Vân, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh phía Nam thành phố Đà Nẵng và phía Bắc của làng Chài Cô Lăng.

6 Đèo Prenn

Đèo Prenn thuộc tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt tầm 10km. Đèo Prenn nổi tiếng với những rừng thông rộng lớn, bạt ngàn, với bầu không khí trong lành, mát lạnh và những khúc cua tuy nguy hiểm nhưng đầy quyến rũ.

Tới đèo Prenn, điều làm bạn thấy hấp dẫn nhất có lẽ là việc rong ruổi xe máy trên các cung đường để thi thoảng dừng lại tận hưởng cảnh thiên nhiên hoang sơ, đầy sức hút nơi này.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN