Top 5 ngôn ngữ phổ biến nhất ở Philippines

0
3340
Vật Phẩm Phong Thủy

Ethnologue liệt kê 175 ngôn ngữ riêng lẻ tại Philippines, 171 trong số đó là ngôn ngữ đang tồn tại và bốn ngôn ngữ còn lại không còn người nào nói. Các ngôn ngữ bản địa thuộc nhóm Borneo–Philippines của ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo- một nhánh của ngữ hệ Nam Đảo.[158] Theo Hiến pháp Philippines 1987, tiếng Filipino và tiếng Anh là những ngôn ngữ chính thức. Tiếng Filipino là phiên bản tiêu chuẩn hóa của tiếng Tagalog. Cả tiếng Filipino và tiếng Anh đều được sử dụng trong chính quyền, giáo dục, xuất bản, truyền thông, và kinh doanh. Hiến pháp yêu cầu rằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập được xúc tiến trên cơ sở tự nguyện và tùy ý.Và có chính thức 19 ngôn ngữ được công nhận hiện nay và 5 ngôn ngữ chính sau đây.

1.Tiếng Ả Rập
Tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ Trung Semit đã được nói từ thời kỳ đồ sắt tại tây bắc bán đảo Ả Rập và nay là lingua franca của thế giới Ả Rập. Ả Rập là một thuật ngữ ban đầu được dùng để mô tả những nhóm người sống trong khu vực từ Lưỡng Hà ở phía đông tới dãy núi Anti-Liban ở phía tây, và từ tây bắc bán đảo Ả Rập tới Sinai ở phía nam.

Ngôn ngữ viết hiện đại (Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại) xuất phát từ tiếng Ả Rập kinh Qur’an (được gọi tiếng Ả Rập cổ điển hay tiếng Ả Rập Qur’an). Nó được giảng dạy rộng rãi trong trường học và đại học, và được dùng ở nhiều mức độ tại nơi làm việc, chính phủ, và trong truyền thông. Hai dạng ngôn ngữ viết này (tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại, và tiếng Ả Rập cổ điển) được gọi chung là tiếng Ả Rập văn học, là ngôn ngữ chính thức của 26 quốc gia và ngôn ngữ hành lễ của Hồi giáo. Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại phần nhiều có cùng ngữ pháp với tiếng Ả Rập Qur’an, với phần từ vựng không thay đổi nhiều. Tuy vậy, nó đã loại bỏ những từ vựng không còn tồn tại trong ngôn ngữ nói nữa, đồng thời tiếp nhận từ vựng cho các khái niệm trong thời kỳ hậu Qur’an và đặc biệt thời hiện đại.


2.Tiếng Bikol
Tiếng Bikol là ngôn ngữ của người Bicolano, dân tộc sống ở vùng Bicol phía nam Luzon, Philippines.

Tiếng Bikol chuẩn dựa vào biến thể ngôn ngữ này tại thành phố Naga. Tiếng Bikol có các phương ngữ biến đổi nhiều theo vùng. Biến thể lớn nhất của tiếng Bikol là phương ngữ nói tại Catanduanes và Sorsogon.

Cũng có biến thể tiếng chuẩn Bikol phía đông nói ở thành phố Legazpi.


3.Tiếng Cebu
Tiếng Cebu, tiếng Cebuano, và cũng được gọi một cách không chính xác là tiếng Bisaya là một ngôn ngữ Nam Đảo được nói tại Philippines bởi chừng 20 triệu người, chủ yếu tại Trung Visayas, Đông Negros, miền tây Đông Visayas và đa phần Mindanao. Đây là ngôn ngữ phổ biến nhất trong nhóm ngôn ngữ Visaya.

Đây là một trong các bản ngữ lớn nhất tại Philippines dù không chính thức được dạy tại trường học cho tới năm 2012. Nó là lingua franca tại phần lớn miền nam Philippines. Cái tên Cebu (hay Cebuano) xuất phát từ hòn đảo Cebu, nơi ngôn ngữ này bắt nguồn. Tiếng Cebu còn là một ngôn ngữ nổi trội tại Tây Leyte, nhất là Ormoc và khu vực xung quanh, dù cư đây tại đây gọi tiếng Cebu với những tên như “Ormocano” ở Ormoc và “Albuerahano” ở Albuera.

4.Tiếng Chavacano
Tiếng Chavacano hay Tiếng Chabacano, là một tiếng bồi trên cơ sở tiếng Tây Ban Nha được nói tại Philippines. Từ “Chavacano” xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha “chabacano” có nghĩa là “khiếu thẩm mỹ kém” hay “thiếu thẩm mỹ”, “tầm thường”, “hạng kém”, “tồi tàn” hoặc “thô tục”. Ngôn ngữ này được phát triển tại Thành phố Cavite, Ternate và Ermita, và cũng được phát triển từ từ”chavano” được người dân Zamboanga tạo ra. Có 6 biến thể khác nhau được phát triển là: tiếng Zamboangueño ở Thành phố Zamboanga, tiếng Davaeño ở Davao, tiếng Ternateño ở Ternate, tiếng Caviteño ở Thành phố Cavite, tiếng Cotabateño ở Thành phố Cotabato và tiếng Ermiteño ở Ermita


5.Tiếng Filipino
Tiếng Filipino là một ngôn ngữ dựa theo tiếng Tagalog và là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Philippines, cùng với tiếng Anh. Tagalog là ngôn ngữ mẹ đẻ của một phần ba dân số Philippines. Nhất là xung quanh thủ đô Manila, nhưng hầu như toàn bộ dân Philippines cũng có thể sử dụng ngôn ngữ này.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN