Top 5 mẫu súng máy mạnh và nổi bật nhất được Nhật Bản thiết kế

0
2604
Vật Phẩm Phong Thủy

Súng máy, còn gọi là súng liên thanh, là một loại súng hoàn toàn tự động, có khả năng bắn thành loạt dài, được gắn trên các loại bệ chống, thường được vác gắn trên các phương tiện cơ giới. Năng lượng để vận hành súng máy lấy từ lực giật của đạn hoặc khí thuốc sản sinh ra sau mỗi phát bắn. Do bắn liên thanh nên nòng súng có hệ thống làm mát bằng chất lỏng hoặc không khí. Đạn được tiếp từ băng bằng dây đạn bằng kim loại hay vải hoặc hộp tiếp đạn loại lớn.Có khá nhiều loại súng máy từ hạng nhẹ , trung cho tới các súng máy đa chức năng . Chúng ta cùng đi tim hiểu xem những loại súng máy nào nổi bật được Nhật Bản thiết kế sau đây.

1.Ho-103
Ho-103(12.7mm kiểu 1) là một súng máy dùng trên máy bay của lực lượng lục quân Đế quốc Nhật Bản Thiết kế của loại súng này giống như khẩu M2 Browning nhưng sử dụng loại đạn nhỏ hơn và tốc độ bắn nhanh hơn. Loại súng này được chế tạo để thay thế súng máy Kiểu 89 trong việc gắn trên các xe bọc thép khi nhận thấy loại súng này có hỏa lực quá yếu sau chiến dịch Khalkhyn Gol, tuy nhiên Ho-103 đã trở thành loại súng tiêu chuẩn của các máy bay tiêm kích trong lực lượng không quân Đế quốc Nhật Bản khi nó chứng tỏ hỏa lực của mình trong việc chiến đấu trên không tốt hơn các loại súng khác trước đó. Loại súng này đã được sử dụng phổ biến tại mặt trận Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ngoài việc được sử dụng nhiều trên máy bay thì nó còn được sử dụng để chiến đấu dưới mặt đất bằng cách gắn trên các xe bọc thép như kế hoạch phát triển trước đó.


2.Shiki 92
Shiki 92 (九二式重機関銃, きゅうにしきじゅうきかんじゅう, Kyūnishiki jūkikanjū) là loại HMG tiêu chuẩn của Lục quân Đế quốc Nhật Bản được đưa vào phục vụ năm 1932 và được quân đội Nhật và Mãn Châu sử dụng rộng rãi trong suốt Thế chiến thứ hai. Các khẩu súng bị thu giữ sau chiến tranh lại được quân đội của Trung Hoa dân quốc sử dụng rộng rãi trong nội chiến Trung Quốc và được Bắc Triều Tiên sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên. Sở dĩ gọi là Shiki 92 bởi vì nó được đưa vào sử dụng năm 2592 theo lịch của Nhật Bản khi đó tức năm 1932 theo lịch quốc tế.


3.Sumitomo NTK-62
Sumitomo NTK-62 (62式7.62mm機関銃 Rokuni-shiki Nana-ten-rokuni-miri Kikanjū) là loại súng máy đa chức năng tiêu chuẩn của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, dùng đạn 7.62×51mm NATO. Ở trong nước, nó hay được gọi tắt là Kiểu 62, còn ở nước ngoài thường được gọi là Type 62 GPMG hoặc NTK-62. Bề ngoài nó giống với khẩu FN MAG của Bỉ, nhưng không dính dáng gì tới loại súng này. Sau khi bị khẩu FN Minimi thay thế trong lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản thì loại súng này vẫn còn được sử dụng như loại vũ khi gắn trên các phương tiện cơ giới cũng như các xe bọc thép, xe tăng hay APC đồng thời vẫn đóng vai trò là súng máy hỗ trợ.

Cũng giống như hầu hết các loại vũ khí hiện đại khác của Nhật Bản nó không bao giờ được xuất khẩu.


4.Shiki 97 7.7 mm gắn trên xe tăng
LMG Shiki 97 (九七式車載重機関銃, Kyūnana-shiki Shasai-jūkikanjū) là một trong những loại súng máy tiêu chuẩn sử dụng trên các xe tăng hoặc xe thiết giáp của Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai và cũng được sử dụng bởi bộ binh nó được xem là LMG.


5.Trung liên Kiểu 96
Trung liên Kiểu 96 có phần lớn cấu trúc giống như Kiểu 11 với hệ thống làm mát bằng không khí, cơ chế hoạt động trích khí và thiết kế dựa trên súng máy Hotchkiss của Pháp. Cũng giống như Kiểu 11, Kiểu 96 cũng sử dụng loại đạn 6.5x50mm Arisaka, chung với súng trường Arisaka kiểu 38, mặc dù loại đạn 7.7x58mm Arisaka có hỏa lực mạnh hơn cũng đã được chấp nhận và đã được đưa vào sử dụng cho các đơn vị tiền tuyến.

Điểm khác biệt cơ bản với Kiểu 11 là băng đạn được gắn phía trên súng, chứa 30 viên, vừa làm tăng độ chính xác và vừa làm giảm trọng lượng khẩu súng tuy không đáng kể. Nòng súng có xẻ rãnh để tránh tình trạng súng bị nóng quá mức và có thể dễ dàng tháo ra để thay thế hoặc bảo dưỡng. Đỉnh đầu ruồi và khe ngắm giúp súng có phạm vi ngắm từ 200 đến 1.500 m, với một điều chỉnh gió. Một kính ngắm 2.5X với tầm nhìn 10 độ có thể được gắn phía bên phải súng.

Trung liên Kiểu 96 còn có một giá 2 chân có thể gấp lại được, gắn với cụm hơi và báng súng bằng gỗ. Khi cần thiết, có thể gắn một lưỡi lê ở cụm hơi, ngay phía dưới nòng súng. Súng được thiết kế để có thể bắn liên thanh, nhưng vẫn có thể bắn từng viên một qua việc kéo chậm cò súng. Về khuyết điểm, nhà thiết kế súng Kijiro Nambu đã không làm gì để giải quyết dung sai kích thước giữa khóa nòng và nòng súng, dẫn đến hiện tượng kẹt đạn trong ổ đạn. Để tăng độ tin cậy cho súng (trên lý thuyết), Nambu đã cho bôi một lớp dầu trơn lên mỗi băng đạn của súng thông qua một máy bơm dầu trên hộp tải đạn. Tuy nhiên, trong tập luyện, chính lớp dầu này lại càng làm cho vấn đề trở nên xấu hơn khi nó khiến cho cát và đất bám vào viên đạn và hậu quả hiển nhiên của việc này là súng sẽ bị kẹt. Khuyết điểm này chỉ được giải quyết với sự ra đời của khẩu trung liên Kiểu 99.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN