Top 10 loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin B1 nhất hiện nay

0
1443
Vật Phẩm Phong Thủy

Thiamin hay vitamin B1 ( /ˈθaɪ.əmɪn/ THY-ə-min), được đặt tên “thio-vitamine” (“vitamin chứa lưu huỳnh”) là một loại vitamin B. Ban đầu nó được đặt tên là aneurin do các hiệu ứng thần kinh bất lợi nếu không có mặt trong chế độ ăn uống, sau đó nó được đặt tên mô tả chung là vitamin B1. Dẫn xuất photphat của nó liên quan đến nhiều quá trình của tế bào. Dạng đặc trưng nhất là thiamin pyrophosphat (TPP), một loại coenzyme trong trao đổi chất của đường và axit amin. Trong men, TPP cũng cần thiết cho bước đầu của quá trình lên men rượu.Và dưới đây là 10 thực phẩm có nhiều Vitamin B1 hiện nay.

1.Lúa mạch đen
Lúa mạch đen hay hắc mạch, hay bo bo dưới thời bao cấp. tên khoa học Secale cereale, là một loài cỏ phát triển rộng khắp, có vai trò là một loại lương thực, một loại cây trồng phủ đất và thức ăn gia súc. Nó là một loài trong bộ Triticeae và có quan hệ gần gũi với lúa mạch và lúa mì. Hạt của hắc mạch được dùng làm bột, bánh mì, bia, bánh mì giòn, một số loại rượu whisky hay vodka và rơm cho gia súc ăn. Hạt của nó có thể ăn hoàn toàn, bằng cách luộc hoặc xay nát như yến mạch.

Lúa mạch đen (rye) là một loại ngũ cốc. Trong tiếng Anh cần tránh nhầm rye với ryegrass vốn nghĩa là bãi cỏ, cỏ khô cho gia súc ăn.


2.Măng tây
Cây măng tây là một loại cây đa niên thuộc Họ Măng tây với bản địa ở Âu châu, Bắc Phi và Tây Á. Ngày nay đọt non cây măng tây được trồng nhiều nơi dùng trong ẩm thực như một loại rau.

Loài này từng được xếp vào họ lily, giống với các loài Allium, hành và tỏi, nhưng họ Liliaceae đã được tách ra và các cây giống hành hiện thuộc họ Amaryllidaceae và asparagus thuộc họ Asparagaceae.


3.Bông cải trắng
Bông cải trắng, súp lơ, hay su lơ, bắp su lơ, hoa lơ (tiếng Pháp: Chou-fleur), cải hoa, cải bông trắng, là một loại cải ăn được, thuộc loài Brassica oleracea, họ Cải, mọc quanh năm, gieo giống bằng hạt. Phần sử dụng làm thực phẩm của súp lơ là toàn bộ phần hoa chưa nở, phần này rất mềm, xốp nên không chịu được mưa nắng. Phần lá và thân thường chỉ được sử dụng làm thức ăn cho gia súc.


4.Trứng
Trứng thường được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp protein cho người. Bề ngoài của trứng thường có hình bầu dục, hai đầu không cân bằng, một to một nhỏ. Các loại trứng phổ biến nhất là trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút.

Chất lipit có trong lòng đỏ, triglixerit 62,3%, photpholipit 32,8% và cholesterol 4,9% với một ít aminolipit. Vỏ cứng chứa: cacbonat canxi khoảng 98,43%, cacbonat magiê 0,84% và photphat canxi 0,73% theo trọng lượng. Còn xét tổng thể quả trứng, phần nước chiếm khoảng 65,7%, protit 12%, lipit 10,6%, gluxit 0,8% và khoáng chất 10,9% về trọng lượng.


5.Khoai
Khoai là tên gọi để chỉ những loài thực vật trong chi Dioscorea (họ Dioscoreaceae) mà củ của chúng có thể ăn được. Chúng là các loài cây thân thảo, lâu năm, dây leo được trồng trọt để lấy củ ở châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh, Caribe và châu Đại Dương. Có rất nhiều loại khoai được trồng trọt. Mặc dù khoai lang (Ipomoea batatas) cũng là một loại khoai nhưng nó không thuộc họ Dioscoreaceae mà thuộc họ Bìm bìm.


6.Gan (thực phẩm)
Gan của các loài động vật có vú (gia súc, vật nuôi), các loại gia cầm (gà, vịt, ngỗng), các loại cá và một số động vật khác thường được sử dụng như một loại thức ăn phổ biến của con người (nội tạng). Nguồn nguyên liệu cho thực phẩm gan phổ biến từ các loài vật được chăn nuôi như lợn nhà, bò, cừu, bê, gà, vịt, ngỗng và được bài bán rộng rãi tại các chợ, những lò mổ gia súc và các siêu thị.


7.Thịt lợn
Thịt lợn hay thịt heo là phần thịt của con lợn (lợn nhà). Đây là một loại thực phẩm rất phổ biến trên thế giới. Đối với những người theo Hồi giáo hoặc đạo Do Thái thì ăn thịt lợn là điều cấm kỵ vì lợn được xếp vào nhóm loài vật ô uế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong cơ cấu tiêu thụ thịt của người Việt thì thịt heo chiếm tới 73,3%, thịt gia cầm là 17,5% và chỉ 9,2% còn lại là thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt dê)[1], điều này xuất phát từ truyền thống ẩm thực của người Việt thường ăn thịt lợn và thịt gà nhiều hơn các loại thịt khác.


8.Yến mạch
Yến mạch, tên khoa học Avena sativa, là một loại ngũ cốc lấy hạt. Trong khi những sản phẩm như cháo yên mạch và bột yến mạch phù hợp cho việc tiêu thụ của con người thì cách sử dụng thông thường của yến mạch là cho gia súc ăn.


9.Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa hai chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe tim mạch là vitamin E và folate.

1/4 cốc hạt hướng dương chứa hơn 60% lượng vitamin E cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Vitamin thiết yếu này có chức năng chống oxy hóa quan trọng và nồng độ cân bằng vitamin E giúp giảm thấp nguy cơ tử vong sớm do các bệnh tim mạch. Vitamin E cũng giúp trung hòa các gốc tự do để bảo vệ màng tế bào não và chống lại viêm và sưng.

Ngoài ra, folate đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch từ giai đoạn sơ sinh cho đến khi về già. Folate giúp chuyển hóa homocysteine, một chất chỉ điểm rối loạn tim mạch, thành methionine, một acid amin thiết yếu. Folate và axit béo thiết yếu tự nhiên có trong hạt hướng dương và tốt cho sức khỏe tim mạch.


10.Cam
Cam (danh pháp hai phần: Citrus × sinensis) là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN