Là quốc gia đông dân nhất thế giới và cũng là quốc gia có nền văn hóa đa dạng nhất , họ khó để nhận ra Trung Quốc là một trong những quốc gia có tên họ đặc biệt nhất.
1.Vương (王 Wáng)
Vương một họ trong tên gọi đầy đủ có nguồn gốc là người Á Đông. Họ này có mặt tại Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc,… và Việt Nam.
Trong danh sách Bách gia tính của Trung Quốc họ này đứng thứ 1, về mức độ phổ biến họ này xếp thứ 5 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2007 Một số nhân vật họ Vương nổi tiếng hiện nay và được đề cập trong sử sách như:
2.Lý (李 Lǐ)
Lý (李) là một họ của người Á Đông. Họ này tồn tại ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Việt Nam, Singapore,…
3.Trương (張, 张 Zhāng)
Trương (chữ Hán: 張) là tên một họ của người Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc. Theo Tính Thị Khảo Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trương thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người con thứ 5 là Huy sáng chế ra cây cung. Muốn bắn cung phải trương dây cung. Vì vậy, chữ Trương gồm 2 chữ Cung và Trường ghép lại. Một số cháu chắt ông Huy lấy từ Cung, số khác lấy từ Trương làm tên họ. Dòng họ Trương cư ngụ đông tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây. Năm 2013, Hội đồng họ Trương Việt Nam chính thức được thành lập trên cơ sở Hội đồng Trương tộc lâm thời hoạt động từ năm 2006 với mục tiêu kết nối gần 1 triệu người mang họ này. Hội đồng họ Trương có trụ sở làm việc tại thủ đô Hà Nội và nhà thờ họ Trương Việt Nam được xây dựng tại thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình.
4.Lưu (劉, 刘 Liú)
Lưu là một họ của người châu Á, có mặt ở Việt Nam, rất phổ biến ở Trung Quốc (chữ Hán: 劉 / 刘, Bính âm: Liu) và cũng tồn tại ở Triều Tiên (Hangul: 류, Romaja quốc ngữ: Ryu hoặc Yu). Họ Lưu được nhớ đến nhiều nhất vì đây là họ của hoàng tộc nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc như Tây Hán, Đông Hán hay Nam Hán.
5.Trần (陳, 陈 Chén)
Trần (chữ Hán: 陳) là một họ ở Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và một số nơi khác trên thế giới. Đây cũng là tên của một triều đại của lịch sử Việt Nam và một triều đại khác ở Trung Quốc.
Theo thăm dò của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tháng 1 năm 2006, họ Trần đứng thứ 5 về số người tại Trung Quốc. Họ Trần phổ biến hơn tại miền Nam Trung Quốc. Tại Đài Loan, đây cũng là họ phổ biến nhất, chiếm 11% dân số.
Tại Singapore, họ này thỉnh thoảng được viết với ký tự Latinh là Chern. Theo tiếng Quảng Đông, họ này cũng được viết với ký tự Latinh là Chan. Một số cách viết Latinh khác (từ các phương ngữ khác nhau) cũng có thể bắt gặp là Tan (Tân) , Tang, Ding (tiếng Phúc Châu), Chin (tiếng Khách Gia, tiếng Nhật: ちん), Chun hay Jin (진) (tiếng Triều Tiên), Zen (giọng Thượng Hải).
Theo lối chiết tự, Trần còn được gọi ẩn dụ là Đông A (do chữ Trần 陳 được ghép từ hai thành phần là Đông (東) và A (阿)). Khi nhà Trần tại Việt Nam giành chiến thắng trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần được gọi là “hào khí Đông A”.
6.Dương (楊, 杨 Yáng)
Dương (楊, 陽 hay 羊) là họ người Á Đông. Họ Dương 楊 phổ biến thứ 6 tại Trung Quốc. Họ này cũng tương đối phổ biến tại Việt Nam và xuất hiện ở một số nước châu Á khác. Trong đó dòng họ Dương Văn và Dương Viết là hai anh em nhà Dương Nghệ được tách ra thành 2 chi. Dương Văn là anh cả trong nhà.
7.Hoàng (黃, 黄 Huáng)
Hoàng hay Huỳnh (chữ Hán: 黃) là một họ ở Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, và Triều Tiên. Họ Hoàng trong tiếng Trung có thể phiên âm Latinh thành Huang, Wong, Vong, Bong, Ng, Uy, Wee, Oi, Oei or Ooi, Ong, Hwang, hay Ung theo phương ngữ từng vùng. Họ Hoàng trong tiếng Triều Tiên được phiên âm thành Hwang.
Ở miền Nam Việt Nam, do kỵ húy chúa Nguyễn Hoàng nên họ Hoàng được đọc chệch thành Huỳnh từ hàng trăm năm nay.[1] Nhiều người Hoa khi đăng ký hộ tịch, không dùng phiên âm Hán-Việt để ghi tên mình ra chữ Quốc ngữ, mà dùng phiên ấm trực tiếp từ một phương ngôn tiếng Hoa nào đó. Vì thế, tại Việt Nam họ Hoàng còn có một biến thể khác là Vòng.
Họ Hoàng là họ phổ biến thứ 7 ở Trung Quốc. Tổng số người họ Hoàng ở Trung Quốc và Đài Loan ước tính 29 triệu người, ngoài ra còn có hơn hai triệu người Hoa kiều mang họ này. 4,3 triệu người Việt và 1 triệu người Triều Tiên có họ Hoàng. Điều tra dân số năm 2000 của Hàn Quốc cho thấy đây là họ của 644.294 người, xếp thứ 17.
8.Triệu (趙, 赵 Zhào)
Triệu là một họ phổ biến ở châu Á. Trong sách Bách gia tính (liệt kê các họ của người Trung Quốc) thì họ này đứng đầu tiên vì tác phẩm được xuất bản thời nhà Tống, khi các hoàng đế Trung Quốc mang họ Triệu (chữ Hán: 趙, Bính âm: Zhao, Wade-Giles: Chao). Họ này cũng có mặt ở Việt Nam (đặc biệt là ở Thanh Hóa) và Triều Tiên (Hangul: 조, Romaja quốc ngữ: Cho hoặc Jo).
9.Ngô (吳, 吴 Wú)
Ngô (chữ Hán phồn thể: 吳; chữ Hán giản thể: 吴; Hangeul: 오; phiên âm sang latinh thành “Ng”, “Wu”, “O”, “Oh”) là một họ người phổ biến tại Trung Quốc, Việt Nam, và Triều Tiên. Tại Việt Nam họ Ngô là họ có mức độ phổ biến thứ 13[cần dẫn nguồn], tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đây là họ lớn thứ mười về độ phổ biến[cần dẫn nguồn]. Tại “Bách gia tính” của Trung Quốc, họ Ngô ở vị trí thứ sáu.
10.Chu (周 Zhōu)Châu (chữ Hán: 周), và Chu (朱), là hai họ của người Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên.
Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, cả 周 và 朱 đều chỉ có một cách đọc là Chu. Âm đọc Hán Việt Châu được giải thích bắt nguồn từ việc kị húy chúa Nguyễn Phúc Chu nên Chu được đổi thành Châu.
Theo phiên thiết trong các vận thư soạn thời Đường, Tống của Trung Quốc (thời điểm được cho là hình thành nên âm Hán Việt tiêu chuẩn) và âm đọc trong tiếng Trung Quốc đương thời thì chữ “周” đọc là “châu” [1], chữ “朱” đọc là “chu” [2]. Trong tiếng Việt có hiện tượng vần “âu” và “u” hỗ hoán, một số chữ Hán có âm Hán Việt mang vần “âu” có âm đọc theo phiên thiết mang vần “u” và ngược lại. Tỉ dụ như “chu” 週 có âm đọc theo phiên thiết là “châu”, “châu” 珠 có âm đọc theo phiên thiết là “chu”, “thu” 秋 có âm đọc theo phiên thiết là “thâu”, “thâu” 輸 có âm đọc theo phiên thiết là “thu”.
Trong tiếng Trung Quốc hai họ Châu/Chu 周 và Chu/Châu 朱 có âm đọc khác nhau. Dưới đây âm đọc của họ Châu/Chu 周 và Chu/Châu 朱 trong tiếng phổ thông Trung Quốc và một số phương ngôn của tiếng Hán: