Chụp ảnh hay quay phim trong điều kiện thiếu sáng luôn là một trở ngại lớn đối với các nhiếp ảnh gia. Chính vì thế mà qua mỗi thế hệ máy ảnh mới, các nhà sãn xuất đều luôn cố gắng nâng cấp và phát triển khả năng này để đem lại hiệu quả cao nhất cho người dùng. Hãy cùng điểm lại những máy ảnh có khả năng chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng tốt nhất hiện nay.
Tác nghiệp trong điều kiện thiếu sáng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như ống kính đang sử dụng, tốc độ màn trập và quan trọng nhất đó chình khả năng khử noise của máy ảnh. Công nghệ cảm biến mới nhất như bộ cảm biến CMOS BSI là một lợi thế. Ánh sáng thấp sẽ kéo dài tốc độ màn trập vì vậy để có bức ảnh ưng ý, bạn có thể tăng tốc độ ISO để giảm thời gian phơi sáng, ổn định hình ảnh hoặc chọn ống kính có tốc độ nhanh nhất mà bạn có.
1 Sony Alpha A7S Mark II:
Sony Việt Nam đã chính thức phân phối máy ảnh Alpha A7 II sớm hơn so với dự kiến. Về tổng thể chiếc máy là một phiên bản nâng cấp tính năng từ Alpha A7, đồng thời cũng cải tiến những chi tiết cần thiết giúp người chụp thao tác dễ dàng hơn. Máy sở hữu cảm biến full-frame 24.3 MP với hệ thống chống rung 5 trục do hãng phát triển, thân máy nặng và dày hơn, màn hình đẹp hơn cùng với việc hỗ trợ thêm một số tính năng trong chế độ quay phim.
Với chiều dài giữa nguyên, A7 II tăng 2 mm chiều rộng và có bề dày hơn 12 mm so với A7 trước đó. Ngoài ra hệ thống chống rung 5 trục cũng khiến máy nặng hơn đến 125 g. Nhờ tăng hơn 1 cm bề dày nên máy có tay cầm sâu hơn, giúp người chụp dễ cầm nắm, tự tin hơn khi gắn các ống kính lớn.
Kiểu dáng của A7 II vẫn dựa trên khung máy của A7. Tuy nhiên lớp vỏ ngoài đã được làm bằng chất liệu tốt hơn, khả năng chống bám vân tay và chịu mưa được cải thiện, bổ sung thêm một số bộ phận làm từ hợp kim magnesium hơn. Mặt trước đã được làm hoàn toàn từ kim loại và ngàm máy ảnh cũng chắc hơn. Phần báng tay cầm cũng làm lớn hơn để dễ cầm nắm.
2 Sony Alpha A7R II:
Về cơ bản, A7R II là sự kết hợp giữa thân máy của A7 II, tích hợp hệ thống ổn định hình ảnh 5 trục với cảm biến nằm bên trên. Tiếp đến là sự kết hợp thêm một số tính năng hỗ trợ quay phim của A7s như các Picture Profile (PP), S-log. Nói về những điểm mới khác trên A7R II đó là tính năng chụp không tiếng động (Silent Shooting) sử dụng màn trập điện tử (không dùng màn trập cơ), không gây ra tiếng động. Ngoài ra A7R II bổ sung cơ chế tắt/mở màn trập dạng e-front curtain shutter, tức là khi tắt chế độ này thì bạn sẽ nghe hai tiếng trập trong một lần chụp, không hiểu sao A7R trước đây lại không có tính năng này. Ngoài ra thì A7R II sẽ là tập hợp tất cả những tính năng đã có từ các dòng máy của Sony trước đây.
Hộp máy được làm khá lớn do chứa nhiều phụ kiện đi kèm. Sony cung cấp những phụ kiện khá giống với chiếc A7S, bao gồm 2 viên pin FW50, thêm một sạc pin rời bên cạnh sạc USB tiêu chuẩn, một phụ kiện gắn bên hông giữ các cổng kết nối cho chắc chắn hơn. Dây đeo của máy được làm khá đơn giản, chỉ có chữ A7 mà không có R hay số II la mã. Có một điểm mình không thích là Sony cung cấp theo đến 6 sợi dây nối số 8 theo chuẩn Singapore, châu Âu (Việt Nam dùng được) và Úc. Nếu đổi lại số dây này lấy 1 cục sạc BC-TRW thì rất tuyệt, thật tiếc.
3 Camera Full Frame:
Đây là 2 khái niệm rất quen thuộc và nó gắn liền với từng dòng máy ảnh khác nhau. Các bạn sẽ dễ dàng tìm được nhiều tài liệu trên mạng nói về sự khác nhau giữa 2 khái niệm này, cả tiếng anh lẫn tiếng Việt.
Sẽ có rất nhiều khác biệt giữa một chiếc máy ảnh Full-frame và Crop. Trong bài này, mình muốn chia sẻ những khác biệt cơ bản nhất, những gì mà các bạn thấy ngay sự khác biệt của 2 khái niệm này. Mình sẽ cố gắng chia sẻ đơn giản nhất có thể để các bạn mới chơi có thể hiểu được. Mình chia ra thành những điểm khác biệt bến dưới nhưng chúng đều có sự liên hệ với nhau.
4 Nikon D850:
Nikon D850 hiện đang được cho đặt trước với giá khoảng 75 triệu đồng (3.296.95 USD) tại Mỹ. Được bán ra vào tháng 9 và sẽ được phân phối chính hãng tại Việt Nam trong khoản thời gian từ cuối tháng 10 cho đến tháng 11 năm nay.
Như các bạn đã biết là vào ngày kỷ niệm 100 năm của Nikon vừa qua, Nikon đã chính thức xác nhận về chiếc Nikon D850 và để lộ một ít thông tin về độ phân giải cực cao, khả năng quay video 4K, time-lapse 8K… với mong muốn nó sẽ là một wish-list đầu tiên trong một lượng lớn khách hàng là các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp của mình. Khi mà hiện giờ, máy ảnh DSLR dường như đã dần trở nên thông dụng và trở nên bảo hoà thì Nikon D850 sẽ bắt đầu đi theo một hướng mới, dần hướng tới chất lượng ảnh hơn như trên những chiếc Medium Format với độ phân giải cao, giải quyết tối ưu giữa độ phân giải và hiệu năng sử dụng của máy.
Nikon D850 được trang bị với cảm biến độ phân giải cao 45.7MP và khả năng chụp hình nhanh với tốc độ cao lên đến 7fps hoặc có thể lên đến 9fps khi gắn grip và pin rời với không một giới hạn nào về độ phân giải và khả năng lấy nét AF. Và ngoài ra, lần này Nikon đã rút kinh nghiệm không như khi ra mắt chiếc D810 ngày xưa là họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến một bộ phận lớn khách hàng là các nhà quay phim chuyên và bán chuyên với nâng cấp rất lớn về khả năng quay video của mình với khả năng quay với độ phân giải 4K UHD 30 fps không crop hoặc khả năng xử lý video time-lapse trên máy với độ phân giải 4K hoặc video time-lapse 8K sử dụng Interval Timer Mode.
5 Canon EOS 1DX II:
EOS-1D X Mark II là chiếc DSLR cao cấp nhất hiện nay của Canon, máy vừa chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối tháng 4 vừa qua và hiện có giá bán chính hãng là 139 triệu đồng cho riêng phần body (thân máy). EOS-1D X Mark II ra đời thay thế cho chiếc EOS-1D X ra mắt đã 5 năm, với cảm biến CMOS 20.2 MP đi kèm hệ thống chip xử lý kép Dual DIGIC 6+ cho khả năng quay video 4K (DCI) và chụp liên tiếp với tốc độ lên đến 16fps, hệ thống lấy nét mới Dual pixel CMOS AF với 61 điểm lấy nét AF, 41 điểm Crosstype, độ phủ khung hình lớn hơn 24% theo chiều dọc so với trên 1D X.
Trải nghiệm ban đầu của cho thấy ngoại hình của EOS-1D X Mark II không khác biệt quá nhiều so với người tiền nhiệm 1D X, đặc biệt là ở mặt trước. Máy vẫn giữ nguyên kích thước lớn truyền thống cùng kiểu dáng rất hầm hố với phần báng cầm cả theo chiều ngang và chiều dọc từ trước tới nay của dòng 1D. Cảm giác cầm máy đầm tay, chắc chắn, thuận tiện cả khi cầm dọc hay ngang.
6 Fujifilm X-H1
Fujifilm X-H1 là chiếc máy ảnh Flagship hoàn toàn mới của X-Series, mang sức mạnh của X-T2 và bổ sung thêm khả năng quay video cao cấp hơn. Với ngoại hình to hơn, Fujfilm có thể bổ sung thêm sức mạnh phần cứng cho X-H1 như chống rung cảm biến 5 trục, hệ thống tản nhiệt tốt hơn để phục vụ cho quay video, hạn chế hiện tượng overheat. Có thể nói đây là chiếc máy ảnh đầu tiên của Fujifilm thực sự được đầu tư nghiêm túc về quay video.
Trước tiên hãy nói về ngoại hình, chiếc X-H1 to hơn X-T2 và nhỏ hơn GFX. Điều này cho phép Fujifilm nhét vào bên trong hệ thống chống rung 5 trục dành cho cảm biến mà vẫn cân bằng với tính di động vốn có của X-series. Fujifilm cho biết khi kết hợp với các ống kính OIS của hãng thì khả năng chống rung của X-H1 lên đến 5.5 stop, là mức chống rung rất cao thường thấy trên các máy cao cấp như Sony A7r III hay Olympus E-M1 III.