Top 6 kiểu tạo hình đẹp nhất của nữ diện viên Lâm Tâm Như

0
1778
Vật Phẩm Phong Thủy

Lâm Tâm Như sinh ra tại Đài Bắc, Đài Loan, là con cả của một gia đình có 3 đứa con, có một người em nhỏ hơn cô một tuổi, người kia, nhỏ hơn cô 6 tuổi. Cha cô từng là một doanh nhân, và mẹ cô làm việc nội trợ. Sau khi bố mẹ cô ly hôn, khi cô 7 tuổi, từ đó sống với mẹ, đưa cô đến thăm người thân ở Nhật mỗi năm.

1 Hạ Tử Vi (Hoàn Châu Cách Cách)

“Hoàn Châu Cách Cách” trở thành siêu phẩm truyền hình được đông đảo người hâm mộ yêu mến và dành tình cảm. 19 năm trôi qua, những cảnh quay, lời thoại, tạo hình của các nhân vật được các fan thuộc làu và trở thành huyền thoại đến mức sau này, những bản “Tân Hoàn Châu Cách Cách” luôn bị so sánh và chê bai rằng không thể xuất sắc bằng bản gốc.

2 Công Chúa Kiến Ninh (Tiểu Bảo và Khang Hy)

Công chúa Kiến Ninh vốn dựa theo nguyên mẫu nhân vật có thật trong lịch sử, là công chúa Hòa Thạc Kiến Ninh đời nhà Thanh. Trong triều đình cô được xếp là Hoàng thập tứ nữ (1641-1703), em gái được hoàng đế Thuận Trị thời Thanh, đồng thời là cô ruột của Hoàng đế Khang Hy, con gái út trong số 14 công chúa của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cấp. Dù là cô của Khang Hy nhưng Kiến Ninh công chúa còn kém Khang Hy những 13 tuổi.

3 Đắc Kỷ (Bảng Phong Thần 2)

Trong cung Trụ có một nơi dành riêng cho thú vui của Đế Tân. Đát Kỷ được cưng chiều cùng các mỹ nhân thường xuyên vui chơi truy lạc tại đây. Họ ra lệnh dùng roi đánh khắp người các con vật thật đau, để hằn lên vết đỏ, rướm máu, rồi mang nướng lên để thưởng thức, đem thịt treo thành rừng, gọi là Nhục lâm (肉爲林). Nơi này được thiết kế với những hồ nhỏ, Đế Tân cho đổ rượu vào đầy hồ, gọi là Tửu trì (酒池), rồi cùng Đát Kỷ và các mỹ nhân xuống tắm rượu. Đế Tân còn cho xây Lộc Đài (鹿臺) vuông mỗi bên 3 dặm, cao ngàn thước, quy mô lớn chưa từng thấy, phải dùng đến hàng vạn thợ xây, xây 7 năm mới xong.

Đát Kỷ bất hòa với thân thuộc của Đế Tân là Tỷ Can, vì Tỷ Can luôn khuyên can Đế Tân và chủ trương phế giết Đát Kỷ. Đế Tân nghe theo Đát Kỷ, bắt ông này phải moi tim ra nấu thuốc rồi dựng linh đàn ở trước đại điện, hậu tang long trọng để được an giấc.

Vì việc làm tàn bạo, Chu Vũ vương Cơ Phát phát động chính biến, lật đổ Đế Tân. Đát Kỷ trong cơn loạn bị bắt và bị chém đầu thị chúng.

4 Đậu Y Phòng (Mỹ Nhân Tâm Kế)

Đậu thái hoàng thái hậu là nữ chính trị gia có ảnh hưởng rất lớn đến thời đại Văn Cảnh chi trị (文景之治), được ví là thời đại vàng son của nhà Hán dưới triều cai trị của Hán Văn Đế và Hán Cảnh Đế. Bà là người bảo trợ Đạo giáo (道教), tích cực chủ trương dùng Đạo giáo để trị nước. Đậu thái hoàng thái hậu cũng đóng vai trò quan trọng trong những năm đầu cai trị của hoàng tôn Hán Vũ Đế, và cũng là vị Hoàng đế vĩ đại nhất của nhà Hán.

5 Lý Hiếu Nga (Tình Trung Nhạc Phi)

Tuy chỉ tham gia vào vai diễn nhỏ trong phim Tình Trung Nhạc Phi, Lâm Tâm Như vẫn khiến nhiều khán giả ngây ngất với tạo hình cổ trang đằm thắm và dịu dàng của cô, cùng những cảnh quay tình cảm lãng mạn của cô và Huỳnh Hiểu Minh (vai Nhạc Phi). Cô đã thành công với vai diễn Lý Hiếu Nga – người vợ kiên cường và hiền thục của danh tướng nhà Tống Nhạc Phi.

6 Hạ Vũ Hà (Tân Hoàn Châu Cách Cách)

Sau gần 13 năm trở lại với bộ phim đã nâng tầm tên tuổi của mình, Lâm Tâm Như đã nhận lời vào vai diễn khách mời – Hạ Vũ Hà, người mẹ xinh đẹp của nàng Hạ Tử Vi trong phim Tân Hoàn Châu Cách Cách. Tuy chỉ là vai diễn nhỏ nhưng nàng Hạ Vũ Hà thanh tú, mang nét đẹp và khí chất của tiểu thư Giang Nam dịu dàng cũng đủ để chinh phục khán giả. Ngay khi tạo hình nhân vật vừa được công bố, khán giả lại có dịp ngỡ ngàng vì “nhan sắc không tuổi” của Lâm Tâm Như.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN