Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về kinh doanh bán lẻ được nhiều người mua nhất hiện nay
1 Marketing Cho Bán Lẻ
Nếu bạn đang điều hành việc kinh doanh bán lẻ, cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn thấy một mô hình tiếp thị hiệu quả để quảng bá cho doanh nghiệp của bạn, cho phép bạn cạnh tranh với những nhà kinh doanh trực tuyến và những doanh nghiệp lớn khác. Với rất nhiều ý tưởng mới và sãng tạo, cuốn sách sẽ chỉ cho bọn cách tạo nên những kinh nghiệm bổ ích về kinh doanh và xây dựng mối quan hệ bền vững, trung thành, lâu dài với khách hàng.
Đọc Marketing cho bán lẻ và nghe những kinh nghiệm, chia sẻ của Bob và Susan Negen bọn sẽ học được:
– Tại sao quảng cáo lại không thể áp dụng được cho các cửa hàng bán lẻ và bạn nên làm gì?
– Làm thế nào để áp dụng luật tương tác vào kinh doanh và thu hút hàng vạn khách hàng tiềm năng mới.
– Cách tạo niềm tin với khách hàng để họ trở thành những khách hàng trung thành và lâu dài.
– 10 luật soạn thư quảng cáo mà bất cứ nhà bán lẻ nào cũng phải biết khi gửi thư tiếp thị sản phẩm.
– 14 yếu tố bạn cần có khi tăo một trang web.
Trên thị trường tràn ngập quảng cáo như ngày nay, làm thế nào để tạo được dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng, làm thế nào để chiến dịch marketing hiệu quả là những câu hỏi luôn khiến các nhà hoạch định chiến lược đau đẩu nhất. Sáng tạo có thể xuất phát từ những ý tưởng rất vĩ cuồng nhưng đó mới thực sự là marketing
Cuốn sách mang lại rất nhiều cảm hứng và những trải nghiệm thực tế, không chỉ là những ý tưởng mà còn là cách biến ý tưởng thành vũ khí để chiến thắng.
2 Vua Bán Lẻ
Bộ sách trọn bộ 3 cuốn có bìa mềm, có hộp và có đĩa CD cung cấp cho độc giả thêm nhiều tài liệu về bán lẻ của Việt Nam và thế giới. Alpha Books trân trọng giới thiệu!
Cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ mỗi năm lại càng thêm gắt gao hơn. Ngày nay khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết, và họ cũng kén chọn nơi mua hơn. Vạn người bán, may ra mới có trăm người mua – chưa kể người mua càng ngày lọc lõi và thông thái hơn; vậy nên cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi một số tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ gần đây ở Mỹ cứ thi nhau sụp đổ.
Từ Merry-Go-Round và eToys cho tới Service Merchandise và Woolworth, chiến trường bán lẻ giờ rải đầy xác của những vị anh hùng bại trận. Một thời từng là ngôi sao sáng trên bầu trời kinh doanh, những cựu thủ lĩnh thị trường này đã rơi từ đỉnh cao danh vọng tiền tài xuống đống tro tàn nhanh tới mức họ còn không kịp nhận ra điều gì đã đẩy họ xuống.
Cạnh tranh trong thị trường bán lẻ của Việt Nam dù chưa khốc liệt như thị trường của Mỹ, nhưng cũng là thách thức không nhỏ với các đơn vị hoạt động trong ngành bán lẻ.
Trong cuốn Vua bán lẻ, các nhà tư vấn bán lẻ hàng đầu đưa ra những lời khuyên công tâm, thẳng thắn và chứa đầy nhiệt huyết của mình, giúp các nhà bán lẻ hiểu rằng chiến thắng ở cuộc chơi này đồng nghĩa với việc phải làm mình nổi bật hơn đám đông.
Dựa trên kinh nghiệm lâu năm của McMillan Doolittle trong việc theo dõi các “ông trùm” và những chiến lược tốt nhất trong ngành bán lẻ, cuốn sách này chỉ rõ cho chúng ta thấy cái gì giúp phân biệt kẻ thắng với người thua, đồng thời hé lộ những bài học thiết yếu về những chiến lược hiệu quả và không hiệu quả trong môi trường bán lẻ ngày nay.
Vua bán lẻ giới thiệu mô hình Nhất giúp nhà bán lẻ thành công trong lĩnh vực của mình. Mô hình Nhất hướng dẫn các nhà lãnh đạo cách đưa công ty mình trở thành công ty giỏi nhất trong một trong năm khía cạnh chủ đạo sau: lựa chọn (lớn nhất), giá cả (rẻ nhất), thời trang (mới nhất), dịch vụ khách hàng (dễ nhất), và tốc độ dịch vụ (nhanh nhất).
3 Sam Walton – Cuộc Đời Kinh Doanh Tại Mỹ
Do vậy, cuốn sách ra đời như kể một câu chuyện gần gũi về cuộc đời kinh doanh của Sam Walton và các cộng sự. Với bản chất nông dân cố hữu, Sam Walton đã cố gắng kể câu chuyện này thật đơn giản và dễ gần, đúng như bản chất trong triết lý kinh doanh của Wal-Mart.
Câu chuyện về Wal-Mart là độc nhất vô nhị vì trước đó chưa từng có việc gì tương tự được thực hiện. Trên hết, qua câu chuyện này, Sam Walton hy vọng rằng ông có thể truyền lại một hy vọng nào đó mà chính con người phi thường đã cảm nhận khi dựng lên chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới này. Đó chính là tinh thần cạnh tranh mãnh liệt, dám thất bại và luôn tiến bước.
Cuốn sách được bắt đầu bằng hình ảnh khởi nghiệp của Sam Walton. Ông lớn lên trong tình trạng gia đình kiệt quệ, sống cùng người cha mang nợ và từng chứng kiến cảnh trang trại gia đình bị người khác tước mất.
Thuở bé, nhận thức được một điều quan trọng đối với một đứa trẻ có hoàn cảnh là phải hỗ trợ gia đình, là người đóng góp chứ không phải dựa dẫm vào gia đình. Vì vậy, ông đã bắt đầu đưa báo từ lúc 8 tuổi cho đến khi vào đại học.
Trong nổ lực phụ giúp gia đình, ông đã học được rằng cần phải làm việc chăm chỉ như thế nào để có được một đồng đô la và khi bạn lao động thì bạn xứng đáng được hưởng một cái gì đó. Điều này đã hình thành bản tính tiết kiệm của Sam Walton và ông đã đưa vào mã di truyền này vào chính đứa con tinh thần của mình, Wal-Mart.
4 Mô Hình Phân Phối Và Bán Lẻ
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam nhiều năm qua vẫn duy trì kênh phân phối truyền thống thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ nhỏ và tự phát. Đồng thời họ cũng dự báo rằng doanh số bán lẻ của Việt Nam trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng, và thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều cơ hội, nhưng cũng sẽ không tránh được sự thâm nhập của các ông lớn trong ngành bán lẻ trên thế giới. Vậy làm thế nào các cửa hàng bán lẻ truyền thống, các siêu thị của Việt Nam có thể duy trì và phát triển trong tương lai?
Người ta vẫn ví hệ thống phân phối giống như những tiền đồn giữa vai trò quyết định trên con đường chinh phục thị trường của doanh nghiệp. Thế nhưng muốn xây dựng một mạng lưới tiền đồn mạnh thì phải có phương pháp, vừa khoa học, vừa khéo léo và sang tạo. Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để có được những điều đó?
Câu trả lời nằm trong cuốn sách nhỏ Mô Hình Phân Phối Và Bán Lẻ nhưng giá trị thực tiễn vô cùng cao này của TS. Đào Xuân Khương.
5 Mô Hình Chất Lượng Dịch Vụ Trong Bán Lẻ – Giải Pháp Dành Cho Doanh Nghiệp Bán Lẻ Và Doanh Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ
“Đây là cuốn sách thứ hai của tôi về Mô hình kinh doanh.
Cuốn 1 nói về mô hình phân phối bán lẻ – giải pháp nào cho doanh nghiệp Việt Nam. Cuốn 2 này là về mô hình chất lượng dịch vụ – từ nhận thức tới hành động – giải pháp dành cho doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Xin được bắt đầu cuốn sách bằng hai câu chuyện đang là hiện tượng của nền kinh tế Việt Nam về ngành bán lẻ và ngành cung cấp dịch vụ. Trong kinh doanh hàng hóa bán lẻ, câu chuyện của Thế giới di động từng thu hút được sự chú ý của dư luận.
Năm 2016, Thế giới di động thông báo doanh thu trên 2 tỷ đô la (tương đương với 44 ngàn tỷ đồng), trong khi doanh thu của Saigon Co.op chỉ đạt mức 28 ngàn tỷ đồng. Thế giới di động chính thức trở thành nhà bán lẻ có doanh số lớn nhất Việt Nam, mặc dù năm trước vị trí này thuộc về Saigon Co.op.
Năm 2017, doanh thu mục tiêu của Thế giới di động là hơn 63 ngàn tỷ đồng. Đây là con số thực sự lớn, khi tại Việt Nam chỉ có các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới đạt được. Chẳng hạn, doanh thu của Samsung Thái Nguyên năm 2015 đạt 370 ngàn tỷ đồng, doanh thu của Viettel năm 2016 đạt hơn 256 ngàn tỷ đồng, doanh thu của VNPT năm 2016 đạt hơn 135 ngàn tỷ đồng, Honda Việt Nam 2015 đạt 68 ngàn tỷ đồng, Vietnam Airlines năm 2015 đạt 66 ngàn tỷ đồng. Vậy tại sao Thế giới di động lại làm được như vậy? Vậy tại sao Vietjet Air làm được như vậy?
Trong ngành bán lẻ, nghiên cứu tiêu biểu cho chất lượng dịch vụ là của Dabholka và cộng sự (1996). Mô hình chất lượng dịch vụ bán lẻ (RSQS) phù hợp với các hình thức bán lẻ như: trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị tổng hợp. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có thể áp dụng mô hình chất lượng dịch vụ bán lẻ (RSQS) cho các cửa hàng bán lẻ tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường.
Cuốn sách được viết dựa trên các nghiên cứu về bán lẻ và chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, nó còn gắn liền với nghiên cứu từ thị trường Việt Nam.”
6 Thay Đổi Tư Duy Trong Bán Lẻ
Những triết lý đơn giản mà thấu suốt được Toshifumi Suzuki đưa ra trong cuốn sách này không chỉ đắc dụng với độc giả quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ nói riêng mà còn là việc kinh doanh nói chung. “Từ bỏ tư duy thông thường”, “cấm sử dụng kinh nghiệm quá khứ”, “tiêu thụ chính là tâm lý”, và bài học căn bản “ứng biến với sự thay đổi”chính là những bản sắc của 7-Eleven.
Toshifumi Suzuki đã chứng nghiệm được rằng, từ những thay đổi không ngừng trong xã hội và đời sống con người, chúng ta có thể giải mã “tương lai của hành vi tiêu dùng”, và chỉ khi giải mã được tương lai đó, người cung cấp mới có thể đáp ứng tối đa được cho người dùng. Vì vậy, “triệt để đáp ứng với mọi sự thay đổi” đã trở thành kim chỉ nam của tập đoàn, đưa 7-Eleven vượt qua bao thay đổi của thời cuộc và trở thành một “đế chế bán lẻ” ngày nay.