Top 8 mẫu máy bay ném bom được sử dụng phổ biến trong chiến tranh Việt Nam

0
2220
Vật Phẩm Phong Thủy

Khi nhắc tới máy bay ném bom , không ai là không biết pháo đài bay B52 huyền thoại của quân đội mỹ mà chưa bất kì quốc gia nào trên thế giới có thể bắn hạ ngoại trừ Việt nam . Chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm những máy bay ném bom khác mà quân đội Mỹ – pháp đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

1.B-52 Stratofortress
Chiếc Boeing B-52 Stratofortress (Pháo đài chiến lược) là máy bay ném bom chiến lược phản lực được Không quân Hoa Kỳ (USAF) sử dụng từ năm 1955, thay thế cho các kiểu Convair B-36 và Boeing B-47. Được chế tạo để mang vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nó chỉ được dùng để thả các vũ khí quy ước trong các cuộc chiến tranh thực tế. Máy bay này là chiếc máy bay ném bom có tầm bay xa không cần tiếp nhiên liệu dài nhất, và mang được đến 27 tới 33 tấn (60.000 – 73.000 lb) vũ khí.

Không lực Mỹ bắt đầu đưa B-52 vào hoạt động năm 1955 trong các đơn vị thuộc Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược, sau được sáp nhập vào Bộ chỉ huy Không quân năm 1991. Những tính năng bay xuất sắc ở tốc độ cận âm và chi phí vận hành tương đối rẻ đã duy trì chiếc B-52 trong phục vụ cho dù đã có những đề nghị để thay thế nó bằng kiểu máy bay siêu âm Mach 3 XB-70 Valkyrie, kiểu siêu âm B-1B Lancer, và kiểu tàng hình B-2 Spirit. Đến tháng 1 năm 2005, nó trở thành kiểu máy bay thứ hai, sau chiếc English Electric Canberra, đánh dấu 50 năm phục vụ liên tục trong một lực lượng quân sự từ đầu. Đến tháng 1 năm 2015, B-52 trở thành loại máy bay duy nhất đạt thành tích phục vụ quân đội Mỹ trong suốt 60 năm.

Có thể được xem như “một đối trọng” với B-52 của Không lực Mỹ, máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt Tu-95 vẫn tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga khi rất nhiều bản thiết kế khác đã xuất hiện và biến mất. Một phần lý do dẫn tới quãng thời gian hoạt động cao và sự hữu dụng này, giống như B-52, là Tu-95 thích hợp chuyển đổi sử dụng cho nhiều mục đích.


2.B-57 Canberra
Chiếc Martin B-57 Canberra là một kiểu máy bay ném bom và máy bay trinh sát phản lực hai động cơ được đưa vào hoạt động trong những năm 1950. Nguyên thủy dựa trên kiểu máy bay English Electric Canberra Anh Quốc, chiếc B-57 do Hoa Kỳ chế tạo được phát triển thành nhiều phiên bản độc đáo.


3.F-4 Phantom II
F-4 Phantom II (con ma 2)[2] là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu thanh hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ. Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996, và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam. F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới.


4.Vought F-8 Crusader
F-8 Crusader (Thập Tự Quân), tên hiệu ban đầu là F8U, là máy bay tiêm kích 1 động cơ của Hoa Kỳ trang bị cho tàu sân bay được chế tạo bởi hãng Chance-Vought ở Dallas, Texas. Nó được sử dụng thay cho chiếc Vought F-7 Cutlass. Nguyên mẫu F-8 được hoàn thành vào tháng 2 năm 1955, và là chiếc máy bay tiêm kích Mỹ cuối cùng được trang bị pháo như là vũ khí căn bản. Phiên bản trinh sát hình ảnh RF-8 Crusader được phát triển và phục vụ lâu hơn trong quân đội Hoa Kỳ. RF-8 có vai trò chủ yếu trong Sự kiện tên lửa Cuba, cung cấp những không ảnh tầm thấp cần thiết không thể có được bằng những phương tiện khác. Những đơn vị Hải quân dự bị tiếp tục sử dụng RF-8 cho đến năm 1987.


5.Republic F-105 Thunderchief
Chiếc Republic F-105 Thunderchief (Thần sấm), thường được các đội bay gọi là “Thud”, là một kiểu máy bay tiêm kích-ném bom siêu thanh được Không quân Hoa Kỳ sử dụng. Chiếc F-105 đạt được tốc độ Mach 2 phải chịu đựng gánh nặng tấn công ném bom bên trên Bắc Việt Nam trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam. Một phiên bản hai chỗ ngồi Wild Weasel sau đó được sử dụng trong vai trò chuyên biệt SEAD áp chế các vị trí tên lửa đất-đối-không đối phương.

Như là kiểu tiếp nối cho chiếc F-100 đạt được tốc độ Mach 1, chiếc F-105 cũng được trang bị tên lửa và một khẩu pháo; tuy nhiên, thiết kế của nó được dành cho nhiệm vụ xâm nhập tốc độ cao ở tầm thấp mang theo một bom nguyên tử duy nhất bên trong thân. Bay chuyến bay đầu tiên năm 1955, chiếc Thunderchief được đưa vào hoạt động từ năm 1958. Là kiểu máy bay chiến đấu một động cơ lớn nhất mà Không quân Hoa Kỳ từng có, chiếc máy bay F-105 một chỗ ngồi phù hợp để mang một lượng bom miểng lớn hơn chiếc máy bay ném bom chiến lược mười người bốn động cơ thời Thế Chiến II. Chiếc F-105 được ghi nhớ nhiều nhất như là máy bay tấn công ném bom chủ yếu tại Bắc Việt Nam trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam. Đã có hơn 20.000 phi vụ được Thunderchief thực hiện, với 382 máy bay bị mất (gần phân nửa tổng số 833 chiếc được chế tạo) bao gồm 62 thiệt hại khi vận hành. Mặc dù nó không có sự nhanh nhẹn như những chiếc máy bay tiêm kích MiG nhỏ hơn, F-105 của Không lực Mỹ thể hiện hiệu quả của các khẩu pháo, và được ghi nhận đã bắn rơi 27,5 máy bay địch.


6.North American F-100 Super Sabre
Chiếc North American F-100 Super Sabre (Siêu lưỡi kiếm) là một máy bay tiêm kích phản lực đã phục vụ cho Không quân Hoa Kỳ (USAF) từ năm 1954 đến năm 1971 và với Không lực Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ (ANG) cho đến năm 1979. Nó là chiếc máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của Hoa Kỳ có khả năng bay siêu thanh khi bay ngang.

Chiếc F-100 được thiết kế ban đầu là kiểu tiếp nối cho chiếc máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-86 với tính năng bay tốt hơn. Được biến đổi thành máy bay tiêm kích ném bom, F-100 dần được thay thế bởi kiểu F-105 Thunderchief hạng Mach 2 trong những phi vụ tấn công tại Bắc Việt Nam. Chiếc F-100 cũng được sử dụng rộng rãi tại Nam Việt Nam như là máy bay phản lực hỗ trợ mặt đất chủ yếu của Không quân cho đến khi nó được thay thế bởi chiếc máy bay phản lực cận âm A-7 Corsair II hiệu quả hơn.[Chiếc F-100 cũng phục vụ trong nhiều không lực thuộc khối NATO và các đồng minh khác của Mỹ. Trong quá trình phục vụ, nó thường được gọi tên lóng là the Hun tên tắt của “one hundred” (một trăm).

7.McDonnell F-101 Voodoo
Chiếc McDonnell F-101 Voodoo là một kiểu máy bay tiêm kích siêu thanh được sử dụng trong Không quân Hoa Kỳ và Không quân Hoàng gia Canada. Ban đầu được thiết kế như là một máy bay tiêm kích hộ tống tầm xa (được biết đến như là máy bay tiêm kích xâm nhập) dành cho Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược, chiếc Voodoo phục vụ trong nhiều vai trò khác, bao gồm máy bay tiêm kích-ném bom, máy bay tiêm kích đánh chặn hoạt động trong mọi thời tiết và máy bay trinh sát hình ảnh. Kiểu máy bay Voodoo trinh sát hình ảnh là phương tiện được sử dụng trong Sự kiện tên lửa Cuba và được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Việt Nam, khởi đầu trong Sự kiện Pueblo.


8.General Dynamics F-111 Aardvark
General Dynamics F-111 là một loại máy bay ném bom chiến lược tầm trung, trinh sát, và chiến đấu được thiết kế trong những năm 60. Phiên bản dành cho Không quân Hoa Kỳ được đặt tên chính thức là “Aardvark” (con lợn đất), tên lóng trong thời gian dài, trong một buổi lễ vào năm 1996 khi nó được cho nghỉ hưu. Nó vẫn được Không lực Hoàng gia Australia (RAAF) sử dụng, và nơi đây nó được gọi là “Pig” (con lợn), cho đến khi về hưu hẳn sau ngày 3 tháng 12 năm 2010.

F-111 đi tiên phong trong một số kỹ thuật sản xuất máy bay quân sự, bao gồm thiết kế cánh có thể thay đổi hình dạng (cánh cụp, cánh xoè), động cơ phản lực quạt ép có đốt sau, và radar theo dõi địa hình để bay nhanh ở cao độ thấp. Thiết kế của nó có ảnh hưởng lớn, đặc biệt là tớicác kỹ sư Xô viết, và một số tính năng tiên tiến của nó đã trở nên tiêu chuẩn thông thường. Tuy nhiên sự khởi đầu của F-111 mắc phải nhiều vấn đề về thiết kế, và nhiều vai trò dự định cho nó, như máy bay tiêm kích đánh chặn dành cho Hải quân đã không thể thực hiện được. Các chiếc F-111 không có khoảng thời gian dễ chịu nào kể từ khi được đưa vào hoạt động do lỗi trong cấu trúc cả khi bay lẫn khi thử nghiệm sức chịu đựng trên mặt đất. Nguyên nhân của các hư hỏng nghiêm trọng là do độ dẻo dai của vật liệu thép D6ac quá thấp, một vết nứt nhỏ trên một số bộ phận không mất nhiều thời gian để đạt kích thước không thể chấp nhận được. Càng sử dụng loại máy bay này lâu thì việc thoái hóa vật liệu tạo ra càng nhiều vấn đề khác để lo. Trong chiến tranh Việt Nam một chiếc F-111 đã bị gãy đuôi vì một vết nứt từ một mối hàn và rơi, vài tháng sau cũng có một chiếc khác bị rơi vì cùng lý do. Một trong nhiều loại tai nạn được biết đến là cánh máy bay bị gãy khi bay với một chiếc bay chưa được 100 giờ bị rơi vì lý do là khi mang thử tên lửa cánh máy bay đã bị nứt nhẹ nhưng nó đã đạt đến mức phá hủy máy bay trong thời gian ngắn. Những tai nạn đó khiến các chiếc F-111 khác phải được mang ra thử nghiệm lại trước khi được bay tiếp, kết quả là thêm một số chiếc bị hỏng nặng trong lúc thử nghiệm chịu lực.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN