Thận là bộ máy lọc chất độc trong máu ra khỏi cơ thể. Nếu như thận suy yếu hay hoạt động không tốt thì các độc tính rất dễ tích lũy lại trong cơ thể. Điểm qua 8 cách dưỡng thận tại nhà khỏe mạnh!
1. Uống nước dưỡng thận
Nước là nguồn sống của con người và có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố. Thiếu nước sẽ là một gánh nặng rất lớn cho thận, vì vậy mỗi ngày bạn cần phải uống đủ lượng nước cần thiết, khoảng 2 lít.
2. Đại tiện thông suốt
Đông y cho rằng đại tiểu tiện là việc “đầu ra” của thận. Nếu như việc này được thực hiện tốt, hoạt động trơn chu thì chức năng của thận sẽ luôn được đảm bảo. Còn nếu như đại tiện không thông thì cơ thể sẽ bị tích tụ độc tố, làm bạn mệt mỏi với những dấu hiệu cụ thể như buồn nôn, đau lưng.
3. Duy trì giấc ngủ chất lượng
Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp khí huyết chuyển hóa thuận lợi. Đây là yếu tố quan trọng đối với việc dưỡng thận.
Bên cạnh đó, giấc ngủ có tác dụng hồi phục tinh lực, dưỡng khí, kiện tỳ, ích vị, kiện cốt, cường gân. Những nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra nhiều người suy kiệt công năng thận là do thức đêm triền miền, mệt mỏi hoặc ngủ không sâu giấc.
4. Nuốt nước bọt
Những lý thuyết dưỡng sinh của Trung Quốc từ xa xưa đều coi đánh giá cao công dụng của nước bọt. Cổ nhân cho rằng, nước bọt có tác dụng “nhuận ngũ quan, đẹp da thịt, chắc răng, cường gân cốt, lưu thông máu, tăng tuổi thọ”.
5. Tăng cường ăn các thực phẩm có màu đen
Theo quan điểm của Trung Y, những đồ ăn màu đen đều có tác dụng bổ thận, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra rằng thực phẩm màu đen thường có chứa anthocyanins, sắc tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư.
6. Giữ ấm đôi chân
Mọi kinh lạc dẫn đến thận đều khởi phát từ gan bàn chân. Đây lại là nơi dễ bị lạnh, vì thế, bạn hãy luôn luôn làm ấm cơ thể, chăm sóc và bảo vệ đôi chân trong trạng thái ấm áp.
Vệ sinh bàn chân sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là sau khi bạn đi chân trần hoặc tiếp xúc với bùn đất.
7. Tuyệt đối không nhịn tiểu
Thận bài tiết các chất cặn bã ra ngoài qua nước tiểu, khi nước tiểu trong bàng quang đạt đến một mức độ nhất định thì cơ quan này sẽ kích thích thần kinh sinh ra phản xạ muốn bài tiết nước tiểu ra ngoài.