Đất tổ Hùng Vương luôn nổi tiếng với lịch sử lâu đời, chính vì thế, ẩm thực ở đây cũng đậm màu sắc truyền thống. 8 món ngon nổi tiếng sau không nên bỏ qua khi du lịch Phú Thọ.
1. Bánh tai
Bánh tai là món ngon chỉ có tại Phú Thọ. Nguyên liệu làm bánh chỉ từ gạo tẻ, thịt lợn và gia vị (mắm, chanh, ớt, tiêu). Sau khi chế biến, bánh có màu trắng, hình giống cái tai với vị thơm ngon, đậm đà, hợp với khẩu vị của nhiều người. Vì là món ăn phổ biến nên bạn có thể thưởng thức bánh tai ở bất cứ nơi nào của Phú Thọ.
2. Xôi nếp gà gáy
Món ăn này chủ yếu có ở Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Nếp gà gái được đem đồ xôi sẽ chín nhanh, dẻo, mềm và thơm. Để tăng sự hấp dẫn cho món này, thực khách có thể chấm xôi với muối vừng hoặc ăn cùng gà đồi nướng.
3. Thịt chua
Thịt lợn sống được thái mỏng, ướp gia vị và trộn thính, cho vào các ống nứa lót lá ổi rồi treo ở nơi khô ráo khoảng 4-5 ngày vào mùa nóng. Thịt chua được ăn kèm với các loại rau thơm và lá sung, lá ổi, đinh lăng… Đây là món nhậu hoàn hảo vào những ngày nắng nóng.
4. Trám om kho cá
Vị chua và bùi của trám khi kho với cá và tương đem lại sự cân bằng hoàn hảo, tạo ra một món ăn độc đáo, đưa cơm khiến du khách khó lòng quên được.
5. Tằm cọ -mem say hương rừng, hương đất
Nếu như món xôi cọ là món ẩm thực ngạt ngào hương đồi, hương rừng thì món tằm cọ lại hấp dẫn người thưởng thức bởi chất men say đậm đà của hương rừng, hương đất trung du.
Để thực hiện món tằm cọ thì vật dụng đầu tiên cần có là lò đất nung chứa than hoa đốt từ thân cây cọ già, nhìn lớp than hồng rực đượm màu lửa cũng đủ gợi lên những hấp dẫn, mời chào.
6. Rau sắn
Rau sắn là một món ăn phổ biến ở Phú Thọ. Những ngọn sắn non xanh mượt trồng trên nương, vườn được hái về nhặt bớt cẫng già, rửa sạch, vò nát rồi ngâm với nước đậy kín từ 2 – 3 ngày để rau đủ chua là có thể chế biến thành nhiều món ăn vừa ngon vừa lạ miệng như rau sắn xào, rau sắn nấu tép, rau sắn nấu canh cua, cá…
7. Cọ Om
Hình ảnh những cánh đồng Cọ Om đã trở thành biểu tượng du lịch cùng với đồi chè xanh mướt tại Phú Thọ. Bạn có thể thưởng thức vị Cọ Om beo béo mềm có hương thơm đặc trưng. Tuy nhiên, không phải rừng cọ nào cũng trổ quả béo ngậy không có vị chát. Để ăn vị Cọ Om ngon đúng điệu thì chúng ta phải cho quả cọ vào nồi nước sôi đến khi mềm thì vớt ra và thưởng thức ngay để không bị cứng.
8. Rêu
Rêu được lấy về, làm sạch rồi đem trộn với tỏi thái mỏng, muối, mì chính, hành và chút mỡ lợn rồi đem gói trong nhiều lớp lá đu đủ. Bọc rêu được đem vần than nóng cho tới khi lá đu đủ cháy đen, khi đó hương vị rêu hòa với tỏi và các gia vị tạo ra một vị ngon đặc biệt.