Top 7 ống kính Sigma Full-Frame đang được yêu thích nhất

0
1112
Vật Phẩm Phong Thủy

Mỗi loại filter đều có những tác dụng riêng và để dễ dàng hơn cho việc lựa chọn các loại filter cho máy ảnh Sony , topxephang xin giới thiệu đến các bạn các loại ống kính full-frame đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

1.Sigma 14mm F1.8 Art
Ống kính Sigma 14mm f1.8 là ống kính có góc rộng nhất với tiêu cự mở lớn nhất hiện nay, ống kính dành cho máy ảnh DSLR Full Frame với thấu kính cao cấp và có chất lượng quang học rất cao, ống kính này thừa hưởng mọi tính năng của của ống kính Sigma 35 F/1.4 rất thành công trước đây. Ống kính Sigma mới này sở hữu khẩu độ F1.8, cùng mô tơ lấy nét Hyper Sonic Motor (HSM), mang lại cho bạn sự kiểm soát nhanh chóng.

Với độ dài tiêu cự ngắn và góc cực rộng cùng với chất lượng hình ảnh cao thừa hưởng từ dòng Art của Sigma giúp cho Sigma 14mm f1.8 DG HSM Art là một trong những ống kính thích hợp nhất cho các thể loại ảnh phong cảnh, nội thất, kiến trúc, và ảnh thiên văn, trong khi với khẩu độ mở lớn tối đa f/1.8 rất lý tưởng khi chụp ảnh tự nhiên và ảnh với ánh sáng yếu.

Chất lượng hình ảnh cao

Ống kính Sigma 14mm f1.8 DG HSM Art được Sigma tối ưu hóa thiết kế, với việc thêm vào đó thấu kính phi cầu ở phía sau giúp điều chỉnh hướng ánh sáng và tăng chất lượng ảnh ngay cả khi đặt ở khẩu độ lớn nhất.

16 Thấu kính gom thành 11 nhóm

Về mặt quang học, ống kính này có 16 thấu kính gom thành 11 nhóm. Đây là lần đầu tiên Sigma phải sử dụng đến thấu kính phi cầu có đường kính lên đến 80mm. Nhờ đó phá bỏ được các giới hạn vật lý trước đây để tạo nên ống kính 14mm mà khẩu độ lên đến F1/.8. Thấu kính đặc biệt này còn giúp Sigma kiểm soát độ méo và độ biến dạng của ảnh, đặc biệt tại những vùng góc ảnh.

Giảm méo hình

Hiện tượng méo hình thường xảy ra với ống kính góc rộng và hầu như không có thay đổi nhiều chỉ với việc điều chỉnh khẩu độ. Do đó, việc giảm biến dạng hình ảnh trên ống kính góc rộng là rất quan trọng trong quá trình thiết kế ống kính. Ống kính Sigma 14mm f/1.8 DG HSM Art được tối ưu hóa tối đa việc bố trí các thấu kính phi cầu mang lại khả năng điều chỉnh tỉ lệ ánh sáng đi vào tốt hơn ngay từ mặt kính đầu tiên. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa biến dạng trong bức ảnh.

Thiết kế giảm tối đa lóe sáng và bóng ma

Với các ống kính của Sigma, hiện tượng lóe sáng và bóng ma được tính toán và giám sát kỹ lưỡng từ khâu đầu tiên trong thiết kế các lớp thấu kính nhằm tạo ra một thiết kế quang học có thể chịu được ánh sáng có cường độ mạnh như những trường hợp ngược sáng. Lớp phủ Coating siêu đa lớp cũng làm giảm đi hiện tượng lóe sáng và bóng ma, cho những bức ảnh có độ sắc nét cao và độ tương phản cao ngay cả ở điều kiện ngược sáng.

Hệ thống lấy nét siêu âm HSM

Mô tơ lấy nét siêu âm HSM đã đem lại rất nhiều lợi ích, chính từ việc lấy nét êm, nhẹ nhàng và nhanh chóng đã giúp các nhiếp ảnh gia dễ dàng bắt nét, cũng như tăng khả năng kiểm soát nhanh chóng, chính xác mang lại các hiệu ứng nghệ thuật độc đáo và các bức ảnh tuyệt đẹp.

Thiết kế giảm tỉ lệ quang sai

Cũng như các ống kính dòng Art khác của Sigma, ống kính 14mm f/1.8 DG HSM Art cũng được kết hợp thấu kính độ phân tán thấp FLD và SLD nhằm giúp giảm tối đa quang sai tại các góc có thể được nhìn thấy khi người chụp phóng đại hình ảnh. Thêm vào đó với thiết kế thấu kính phi cầu đặt ở sau đảm bảo cho việc giảm quang sai theo trục. Không có hiện tượng màu sắc bị mờ, ống kính 14mm F/1.8 này đem lại chất lượng hình ảnh tốt trên toàn khung hình và độ tương phản khá cao trong vùng focus.


2.Sigma 20mm f/1.4 Art (
Sigma 20mm f/1.4 DG HSM là một thành viên mới của gia đình Art Lens đến từ Sigma, là là sự kết hợp của thiết kế quang học phức tạp với một cấu trúc vật lý mạnh mẽ. Bao gồm 15 thấu kính trong 11 nhóm, thiết kế ống kính bao gồm 2 thấu kính FLD (‘F’ Low Dispersion_tán xạ thấp) và 5 thấu kính SLD(Special Low Dispersion_tán xạ thấp đặc biệt) giúp khử quang sai màu sắc chính xác nhất. Công nghệ Super Multi-Layer Coating cũng cũng đã được áp dụng để giảm thiểu hiện tượng flare và bóng ma. Chiều dài tiêu cự rộng và chất lượng hình ảnh ổn định làm cho ống kính này đặc biệt thích hợp cho cảnh quan, nội thất, kiến ​​trúc, và các ứng dụng astrophotography. Bên cạnh đó khẩu độ tối đa f/1.4 giúp Sigma 20mm f/1.4 DG HSM trở nên lý tưởng để chụp ảnh thiên nhiên hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu.

Các công nghệ tiên tiến được tích hợp trong một ống kính cao cấp
Sigma 20mm f/1.4 DG HSM được tích hợp mô tơ lấy nét tự động HSM giúp nó tự động lấy nét nhanh, êm, và gần như im lặng. Cơ chế vòng lấy nét mới giúp lấy nét tay hoàn toàn khi đang ở chế độ lấy nét tự động. Ống kính được cấu tạo bằng cách sử dụng vật liệu Composit bền nhiệt, do đó hỗ trợ làm việc trong nhiều môi trường nhiệt độ và điều kiện khác nhau, ngàm ống kính được làm từ đồng thau cho độ bền cao và chính xác tuyệt đối. Ngoài ra, ống kính này cũng tương thích với các tùy chọn Sigma USB Dock để kiểm soát điều chỉnh tốt hơn về lấy nét cũng như các đặc điểm khác của ống kính


3.Sigma 24mm F1.8 Macro
1. Tổng quát:
Khi mở hộp, chúng ta sẽ có 1 chiếc lens, hood, và 1 chiếc túi đựng lens nhỏ rất tiện lợi.

Giờ đây lens Sigma đã được hoàn thiện bằng 1 lớp vỏ nhựa đẹp và chắc chắn (loại bỏ bệnh hay bong tróc của vỏ nhung). Trọng lượng của lens này khá nặng, ngang ngửa gần bằng lens Canon 85 f1.8 của Canon. Với phi 77, trông lens khá béo và hầm hố. Build của lens khá chắc chắn, không có weather seal.

2. Thông số kĩ thuật:

+Cấu trúc lens: 10 thấu kính trong 9 nhóm
+Góc nhìn: 84.1 độ
+Số lá khẩu: 9
+Khẩu độ nhỏ nhất: F22
+khoảng lấy nét gần nhất: 18cm / 7.1in.
+Kích cỡ filter: 77mm
+Nặng: 485g

Các mount hiện có: SIGMA / CANON / NIKON (D) / SONY (D) / PENTAX

4.Sigma 35mm F1.4 Art
Ống kính cao cấp của Sigma với độ mở f/1.4 có giá bán thấp hơn so với các sản phẩm cùng tiêu cự và độ mở bên phía Canon và Nikon.

Sigma hôm nay chính thức trình làng ống kính 35mm F1.4 DG HSM đã được hãng trưng bày tại triển lãm Photokina 2012 hồi tháng 9 vừa qua. Sản phẩm được Sigma cho biết loại được hai loại quang sai chính là phóng đại và trục nhờ kết hợp thêm thấu kính có độ tán xạ thấp (FLD) có chất lượng quang học tương đương thấu kính Fluorite và thấu kính có độ tán xạ đặc biệt thấp (SLD).

Cấu tạo ống kính bao gồm 13 thấu kính chia làm 11 nhóm, 9 lá khẩu, lấy nét ở khoảng cách gần nhất là 30 cm. Đường kính filter là 67 mm, nặng 665 gram. Các loại ngàm tương thích lấy nét tự động với các dòng máy Sigma, Sony, Nikon, Pentax và Canon.

Sigma 35mm F1.4 DG HSM cũng sử dụng màng phủ coating đa lớp giúp giảm hiện tượng lóe sáng và bóng ma cho hình ảnh nét và có độ tương phản cao ở cả trong điều kiện ngược sáng. Ống kính mới của hãng tích hợp động cơ lấy nét siêu thanh HSM, ngàm làm bằng đồng thau và sản xuất hoàn toàn tại Nhật Bản.

5.Sigma 24-35mm f/2
Sigma 24-35mm F2 DG HSM với tiêu cự lạ 24-35mm, đây là ống kính zoom góc rộng cho máy Full Frame đầu tiên trên thế giới có khẩu độ lên đến F/2. Sigma muốn tạo ra một ống kính có độ sáng và độ phận giải tương đương với ống kính fix, từ 24mm đến 35mm. Trước đây Sigma đã từng tung ra ống kính zoom góc rộng cho máy cảm biến APS-C đầu tiên trên thế giới có khẩu độ lên đến F/1.8 rất được các nhiếp ảnh gia ưu chuộng.

Ống kính Sigma 24-35mm F2 DG HSM có hình dáng, màu sắc và vật liệu cấu thành theo phong cách quen thuộc của dòng ART với màu đen bóng. Vòng zoom và vòng lấy nét được bọc lớp cao su với kích thước lớn để người dùng dễ thao tác. Phần ngàm ống kính vẫn được làm bằng thép không rỉ và có khả năng kết hợp với USB Dock để chỉnh lấy nét. Phần loa che sáng được làm lại với lớp cao su ở rìa, tạo các giác liền lạc. Trên thân ống kính còn có khắc lazer năm sản xuất ống kính để người dùng có thể dễ dàng nhận biết (giống cách mà Canon phân bằng bằng mã UX, UW,…)​
Bên trong ống kính Sigma 24-35mm F2 DG HSM lần đầu tiên giới thiệu vật liệu TSC (Thermally Stable Composite) với tính chất tương tự Nhôm, giúp độ đàn hồi cao hơn 75% so với chất liệu polycarbonate trước đây. Ống được cấu thành từ một thấu kính FLD (“F” Low Dispersion) và 7 lớp thấu kính tán xạ thấp đặc biệt SLD (Special Low Dispersion), trong đó có 2 thấu kính SLD được thiệt kế dạng phi cầu. Với cấu trúc phức tạp, Sigma muốn giảm thiểu hiện tượng méo ảnh ở góc rộng, quang sai,… nhằm đạt chất lượng quang học cao nhất ngay tại tiêu cự lớn nhất và khẩu độ lớn nhất. Ống kính có thể lấy nét ở khoảng cách gần nhất 28cm, độ phóng đại 1:4.4 tối ưu cho chụp ảnh cận cảnh Close-up. Cấu trúc lấy nét vẫn là loại lấy nét trong, ống kính sẽ không dài ra khi bạn zoom xa.

Với tiêu cự trải dài từ 24 đếm 35mm, ống kính này đã bao gồm 3 tiêu cự cơ bản của Sigma 24-35mm F2 DG HSM là 24mm, 28mm và 35mm. Đây là các tiêu cự rất quen thuộc, rất quan trọng và giờ đây các nhiếp ảnh gia có thể tiết kiệm được tài chính nhờ kết hợp ba tiêu cự này vào một ống zoom (nếu bạn không cần khẩu độ F/1.4). Khẩu độ của ống kính đạt mức F/2 trên toàn dải tiêu cự với 9 lá khẩu tròn, cho hiệu ứng góc rộng và bokeh.


6.Sigma 100-400mm F/5-6.3 Contemporary
Ống kính Sigma 100-400mm F5-6.3 DG HSM ống kính tele máy ảnh DSLR Full Frame với các thấu kính cao cấp và có chất lượng quang học rất cao. Sigma 100-400mm F/5-6.3 mới này sở hữu khẩu độ từ F5-6.3, hệ thống chống rung, cùng mô tơ lấy nét Hyper Sonic Motor (HSM), mang lại cho bạn sự kiểm soát nhanh chóng.

Với độ dài tiêu cự 100-400mm và góc khẩu độ F/5-6.3 cùng với chất lượng hình ảnh cao thừa hưởng từ công nghệ làm ống kính siêu việt của Sigma giúp cho 135mm f1.8 DG HSM là một trong những ống kính thích hợp nhất cho các thể loại ảnh chân dung, phong cảnh, kiến trúc, và thể thao, kèm theo đó là hệ thống chống rung OS rất lý tưởng khi chụp ảnh tự nhiên và ảnh với ánh sáng yếu.

Thiết kế bên ngoài

Ống kính Sigma 100-400mm F/5-6.3 DG HSM sở hữu một cấu trúc bằng kim loại, cảm giác cầm ống kính rất chắc chắn. Vòng lấy nét bằng đệm su với rãnh nhỏ, giúp việc lấy nét bằng tay không có cảm giác bị trơn trượt. Trên thân ống kính có các nút tùy chỉnh, chế độ lấy nét bằng tay hoặc tự động.

Chất lượng hình ảnh cao

Ống kính Sigma 100-400mm F/5-6.3 DG HSM được tối ưu hóa thiết kế ống kính, với việc thêm vào đó thấu kính phi cầu ở phía sau giúp điều chỉnh hướng ánh sáng và tăng chất lượng ảnh ngay cả khi đặt ở khẩu độ lớn nhất.

Thiết kế giảm tối đa lóe sáng và bóng ma

Với các ống kính của Sigma, hiện tượng lóe sáng và bóng ma được tính toán và giám sát kỹ lưỡng từ khâu đầu tiên trong thiết kế các lớp thấu kính nhằm tạo ra một thiết kế quang học có thể chịu được ánh sáng có cường độ mạnh như những trường hợp ngược sáng. Lớp phủ Coating siêu đa lớp cũng làm giảm đi hiện tượng lóe sáng và bóng ma, cho những bức ảnh có độ sắc nét cao và độ tương phản cao ngay cả ở điều kiện ngược sáng.


7.Sigma 120-400mm F4.5-5.6
Ống kính Sigma 120-400mm F4.5-5.6 DG APO OS HSM là một ống kính siêu tele lý tưởng cho nhu cầu chụp tự nhiên, thể thao. Khoảng cách lấy nét tối thiểu của ống kính là 150cm trong toàn dải tiêu cự. Độ phóng đại tối đa 1:4.2 tương đối đủ để chụp Macro

Hệ thống chống rung quang học (OS) giảm hiện tượng nhòe hình giúp bạn có thể chụp với tốc độ màn trập nhanh hơn là 3-4 stops, các nhiếp ảnh gia có thể dễ dàng chụp trong điều kiện thiếu sáng mà không cần sự hỗ trợ của Tripod.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN