Top 7 ống kính Sigma APS-C đang được yêu thích nhất

0
1243
Vật Phẩm Phong Thủy

Mỗi loại filter đều có những tác dụng riêng và để dễ dàng hơn cho việc lựa chọn các loại filter cho máy ảnh Sony , topxephang xin giới thiệu đến các bạn các loại ống kính APS-C đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

1.Sigma 10mm F2.8 Fisheye
Thiết kế đặc biệt cho máy ảnh SLR kỹ thuật số được trang bị cảm biến hình ảnh kích thước APS-C, Sigma 10mm f/2.8 EX DC HSM Fisheye Lens là một ống kính để chụp một hình chữ nhật 167 ° xem trong tất cả các hướng ( khi gắn vào máy ảnh Canon SLR ). Lĩnh vực chéo nhìn của ống kính mắt cá này tạo ra hình ảnh nổi bật với góc độ phóng đại và bóp méo.

Khoảng cách tối thiểu tập trung là 5,3 “(13,5 cm) và độ phóng đại tối đa loại 1:3.3 cho phép các đối tượng là gần như là 0,7” (1,8 cm) từ phần mặt trước của ống kính. Khả năng focus gần này cho phép chụp ảnh cận cảnh và cũng có thể sử dụng rộng rải trong các thể loại chụp khác.

Ống kính DC được thiết kế riêng cho máy ảnh SLR kỹ thuật số. Các hình ảnh vòng tròn (phía sau của ống kính) có kích thước để phù hợp với kích thước nhỏ hơn sử dụng cho các bộ cảm biến hình ảnh APS-C được tìm thấy trên nhiều máy ảnh kỹ thuật số. Kết quả là các ống kính này cũng nhỏ gọn hơn và trọng lượng nhẹ, và được kết hợp tốt hơn với máy ảnh SLR kỹ thuật số.

Lưu ý Không thích hợp cho bộ phim máy ảnh SLR 35mm, hoặc kích thước 35mm “full-frame” máy ảnh kỹ thuật số, ví dụ như Canon 1Ds hoặc Kodak Pro SLR / c.

TÍNH NĂNG NỔI BẬT KHÁC

– Nhanh, siêu góc rộng ống kính hình chữ nhật, hình ảnh.

– Thuộc dòng EX loại ống kính tiêu biểu xuất sắc của kỹ thuật và công nghệ cao của Sigma

– Moter lấy nết Tự động HSM tốt nhất của Sigma cho phép hoạt động nhanh chóng và hầu như không nghe

– Nhiều lớp coating phủ đặt biệt làm giảm flare và bóng mờ trong khi độ sáng ngoại vi cao đảm bảo hình ảnh tương phản cao trong suốt toàn bộ dải zoom.

– Ống kính này được trang bị một ngăn lọc gelatin ở phía sau, cho phép việc sử dụng các bộ lọc gelatin.


2.Sigma 16mm F1.4
Vừa qua, nhà sản xuất ống kính nổi tiếng Sigma đã chính thức giới thiệu ống kính Sigma 16mm F1.4 DC DN Contemporary với nhiều nâng cấp và cải tiến đáng giá. Đây là loại ống kính góc rộng, khẩu lớn có hiệu năng cao, được thiết kế dành riêng cho các dòng máy ảnh Sony E-mount Crop như: A5000, A5100, A6000, A6300, A6500,…

Thiết kế nhỏ gọn

Là phiên bản kế nhiệm của dòng lens Sigma 30mm f/1.4 DC DN Contemporary từng được rất nhiều nhiếp ảnh gia đánh giá cao và tin dùng, chính vì thế ống kính Sigma 16mm được hy vọng sẽ tiếp bước thành công của “người đàn anh”. Ống kính mới có kích thước tương đối nhỏ gọn với chiều dài khoảng 92,3mm, sở hữu tiêu cự hữu ích, dễ dùng trên hệ máy Sony E-mount.

Cấu tạo quang học

Ống kính Sigma F1.4 DC DN Contemporary ao gồm khẩu độ 9 lá, cấu tạo thấu kính gồm 16 thành phần chia làm 13 nhóm, thiết kế chống bụi. Ống kính có động cơ lấy nét tự động nhanh và yên tĩnh, không làm ảnh hưởng đến phần âm thanh khi bạn quay phim.

Đối với người dùng Sony E-mount, đây là một ống kính góc rộng có đường kính lớn mà họ mong đợi từ lâu. Sigma cho biết sẽ có một phiên bản dùng ngàm MFT-mount, dành cho các máy ảnh của Olympus, Panasonic… Trên cảm biến micro-four-third, tiêu cự ống kính sẽ tương đương với 32mm.


3.Sigma 30mm f/1.4 Contemporary
Ống kính Sigma 30mm f 1.4 DC DN được thiết kế cho máy ảnh không gương lật Sony E-mount, độ dài tiêu cự tương đương 45mm, trọng lượng nhẹ khẩu độ cao lên đến f / 1.4 chụp tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Được thiết kế như một ống kính tiêu chuẩn đa năng, hỗn hợp. 9 thấu kính được gom thành 7 nhóm cho chất lượng bokeh đẹp

Đây là ống kính DN đầu tiên được xếp vào dòng Contemporary với kích thước nhỏ gọn 65 x 73mm và trọng lượng chỉ 265gr. Ống kính có thiết kế bóng bẩy với vỏ màu đen thay vì màu bạc như các ống DN khác. Đường kính filter của ống kính này có kích thước 52mm phổ biến.

Ống kính Sigma 30mm f1.4 DC DN Contemporary for Sony E, có tiêu cự 30mm, cho góc nhìn tương đương 45mm trên cảm biến Full Frame khi gắn trên cảm biến APS-C và tương đương 60mm khi gắn trên cảm biến M43. Sigma cho biết cấu trúc quang học của ống kính bao gồm 9 thấu kính gom thành 7 nhóm, trong đó có 1 thấu kính phi cầu và 1 thấu kính phi cầu kép hai mặt, cho chất lượng hình ảnh tương đương với dòng ống kính ART.

Ống kính Sigma 30mm f 1.4 DC DN được chế tạo bằng vật liệu Composite (TSC) cùng với các kim loại truyền thống, cho độ chính xác cao hơn, bên ngoài của ống kính cũng được khắc với năm sản xuất


4.Sigma 20mm F1.8
Ống kính Sigma 20mm F1.8 EX DG Aspherical RF là ống kính góc rộng duy nhất có khẩu độ f1.8 của Sigma. Đối với các nhiết ảnh gia chụp kiến trúc, cảnh quan, điều quan trọng là phải có một ống kính góc rộng với hiệu suất quang học tuyệt vời và với công nghệ Sigma Aspherical ống kính sẽ có chất lượng hình cực cao cho các nhu cầu trên.
Góc nhìn rộng cũng như khẩu độ lớn giúp tạo ra hiệu ứng xóa phông ấn tượng. Các nhiếp ảnh gia kiến trúc và các phóng viên báo chí sẽ tìm được một ống kính chụp tốt trong điều kiện thiếu sáng với khẩu độ lớn của nó.

5.Sigma 500mm F4 Sports
Sigma vừa qua đã giới thiệu ống kính mới thuộc dòng thể thao Sigma 500mm f/4 DG OS HSM. Chiếc Sigma 500mm F4 DG OS HSM Sport là chiếc ống kính Prime mới nhất và cũng là ống kính SuperTele đầu tiên trong dòng Sport của Sigma, được thiết kế với nhiều công nghệ quang học và vật liệu hoàn thiện mới, hứa hẹn sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn về giá cả và chất lượng của các dòng SuperTele đang có trên thị trường.

Sigma 500mm F4 DG OS HSM Sport được thiết kế dành riêng cho việc chụp ảnh thể thao chuyên nghiệp hoặc các thể loại ảnh thiên nhiên hoang dã nên nó được bổ xung các tính năng nồi đồng cối đá, phù hợp với mọi môi trường như có các thành phần được làm bằng hợp kim magiê, hood bằng sợi carbon nhẹ chắc chắn, thành phần thấu kính đầu có khả năng kháng nước và dầu cũng như khả năng chống bụi bẩn và nước tạt. Ống kính Sigma 500mm F4 còn được trang bị với filter gắn đuôi dạng thả với kích thước 46mm để gắn các loại filter khác nhau từ Polar, UV hoặc các filter với nhiều mục đích khác.

Với cấu tạo quang học bao gồm 16 thấu kính gom thành 11 nhóm, với sự kết hợp giữa 02 thành phần bao gồm 02 thấu kính FLD (“F” Low Dispersion) có độ tán xạ cực thấp và 01 thấu kính SLD (special low dispersion) có độ tán xạ thấp đặc biệt, trong khi tối ưu hoá năng lượng phân phối cho motor giúp giảm thiểu thấp nhất hiện tượng cầu sai (spherical aberration) và quang sai màu sắc dọc (Axial Chromatic aberration). Hệ thống quang học cũng có hiệu quả làm giảm thiểu quang sai màu ngang (transverse chromatic aberration) có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh tại vùng rìa ảnh khi chụp ở tiêu cự tele.

Ngoài ra, Sigma còn tích hợp tính năng chống rung mới với hai mức hoạt động khác nhau giúp bạn dễ dàng chuyển đổi qua lại để phù hợp với nhu cầu chụp kể cả những chủ thể tĩnh cầm tay hay tracking và panning những chủ thể chuyển động (theo chiều dọc và chiều ngang) một cách dễ dàng và chính xác. Một tính năng khác cũng quan trọng không kém trên những chiếc ống kính tele là chức năng AF “return” cũng được Sigma tích hợp giúp việc lấy nét nhanh hơn với những thiết lập vị trí lấy nét cố định trước đó.

Sigma 500mm F4 DG OS HSM Sport sử dụng mô tơ lấy nét tự động nhanh chóng và yên tĩnh HSM, Sigma cũng bổ sung các thuật toán cho chế độ AF tối ưu hóa khả năng lấy nét, tăng hiệu suất, mịn và mượt hơn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng vòng lấy nét bằng tay ngay khi HSM hoạt động, cho bạn khả năng kiểm soát mạnh mẽ hơn với ống kính, có các chế độ cho bạn lựa chọn như AF, MF, MO.

Một lớp phủ Super Multi-Layer Coating đã được phủ lên ống kính để giảm thiểu flare, bóng mờ và đóng góp để tao ra hình ảnh độ tương phản phong phú và màu sắc trung tính, ngay cả trong điều kiện ngược sáng.


6.Sigma 12-24mm F4 Art
Ống kính Sigma 12-24mm f4 DG HSM Art là ống kính siêu rộng của Sigma, sử dụng cho máy ảnh full-frame, ống kính có tiêu cự từ 12-24mm, khẩu lớn nhất F4, góc nhìn của ống kính từ 122° – 84.1°, khoảng cách lấy nét gần nhất 24cm, đây là ống kính có độ sắc nét cao nhất với độ phân giải ống kính cao, tương thích với những máy ảnh với cảm biến độ phân giải cao hiện nay.
Ống kính Sigma 12-24mm f/4 DG HSM Art sở hữu hệ thống lấy nét mới được thiết kế lại với hệ thống motor lấy nét HSM mới với mô-men xoắn mạnh hơn 1.3 lần so với 02 chiếc ống kính cũ trước đó, giúp cải thiện tốc độ lấy nét nhanh và chính xác hơn.

Chiếc ống kính Sigma 12-24mm f/4 DG HSM Art được thiết kế với thấu kính phi cầu đúc với đường kính ⌀80mm, nó là thành phần thấu kính lớn nhất hiện nay đối với dòng ống kính góc siêu rộng có trên thị trường. Với việc được trang bị với thấu kính phi cầu lớn giúp chiếc ống kính 12-24mm f/4 này có thể giảm thiểu được hiện tượng biến dạng, méo hình, cầu sai (spherical aberration) và khử flare và bóng ma.

Với thiết kế quang học bao gồm 16 thấu kính gom thành 11 nhóm, các thành phần thấu kính được làm bằng kính FLD (“F” Low Dispersion) có độ tán xạ cực thấp, tương đương với chất lượng của kính Flourite, kết hợp với hệ thống lấy nét mạnh mẽ cho kết quả là chất lượng hình ảnh vượt trội với vùng nét được quản lý tốt từ tâm ra đến rìa cạnh của hình ảnh. Khoảng cách lấy nét cũng được rút ngắn xuống còn khoảng 24cm khi đưa về tiêu cự 24mm giúp việc lấy nét gần hơn, việc bố cục các loại ảnh close-up dễ dàng hơn với background lớn, nhiều hơn.

Sigma 12-24mm f/4 DG HSM Art với vòng tròn 9 lá khẩu độ gần như tạo thành một vòng tròn hoàn chỉnh, cho bokeh chất lượng cao và đẹp tại F4, phần Bokeh được tạo ra phía sau trường ảnh sẽ đẹp lung linh.

Một lớp phủ Super Multi-Layer Coating đã được phủ lên ống kính để giảm thiểu flare, bóng mờ và đóng góp để tao ra hình ảnh độ tương phản phong phú và màu sắc trung tính, ngay cả trong điều kiện ngược sáng.


7.Sigma 50-150mm F2.8
Hiện nay có rất nhiều ống kính dành riêng cho máy APS-C nhưng không có nhiều nhà sản xuất nhắm vào phân khúc ống tele có tốc độ cao.

Trong bài đánh giá này chúng tôi sẽ đánh giá ống kính Sigma AF 50-150mm f/2.8 EX DC OS HSM phiên bản năm 2011 (tái bản lần 3). Ống kính lần đầu tiên được sản xuất vào năm 2006 với tên Sigma AF 50-150mm DX HSM, một năm sau thì Sigma tiếp tục chỉnh sửa và thêm vào ống kính tính năng ổn định hình ảnh OS.

Một trong những lý do để đánh giá ống kính là dựa vào kích thước của nó. Sigma 50-150 khá to, nó giống hệt như người anh em 70-200 EX của nó. Khi lắp thêm hood vào thì trông nó thực sự rất lớn.

Ống kính mang tên EX vì vậy nó thuộc dòng cao cấp của Sigma do đó chất lượng cơ học của nó rất cao, thân ống kính được phủ một lớp giống cao su mà những ống Sigma hiện nay vẫn sử dụng.

Vòng lấy nét và vòng zoom hoạt động rất trơn tru. Khi zoom hay lấy nét thì chiều dài ống kính không thay đổi. Nhờ một bộ phận lấy nét bên trong nên khi lấy nét những thấu kính phía trước không xoay, vì vậy việc lắp filter là khá dễ dàng. Giống như những ống kính Sigma cao cấp khác thì nó cũng có một hệ thống lấy nét “siêu thanh” HSM rất nhanh và êm và hoàn toàn có thể sử dụng lấy nét bằng tay MF khi nó đang lấy nét tự động. Ngoài ra, ống kính có thể lấy nét tự động AF trên hầu hết những máy ảnh Nikon DSLR hiện đại.

Hai vòng điều chỉnh ( zoom và lấy nét ) hoạt động giống kiểu Canon, nó ngược lại với những ống Nikon , nếu bạn đang sử dụng ống Nikon thì việc chuyển sang Sigma thì chuyện nhầm lẫn là việc hoàn toàn bình thường. Bạn cũng phải nhớ rằng, tính năng hỗ trợ lấy nét sẽ nhận diện ống kính Sigma như một ống kính Nikon nên sẽ gợi ý hướng nét khác sẽ không được như ta mong muốn.

Nói về tính năng chống rung quang học OS thì nó khá giống với IS trên Canon hay VR trên Nikon. Sigma tuyên bố nó có thể cung cấp cho bạn tới 4 f-stop nhưng trên thực tế nó chỉ đạt mức tối đa 3 f-stop.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN