Top 6 địa điểm du lịch mà bạn nên đến khi tới Hải Dương

0
1828
Vật Phẩm Phong Thủy

Từ lâu, Hải Dương đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Hải Dương dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.

1. Khu di tích danh thắng Côn Sơn
Côn Sơn là nơi có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với núi, rừng, suối, hồ, đan xen hòa hợp. Phía bắc Côn Sơn giáp núi Ngũ Nhạc, cao 238m, trên đỉnh có miếu “Ngũ Nhạc linh từ” thờ thần núi. Ngay bên cạnh là núi Kỳ Lân (còn gọi là núi Côn Sơn) cao 200m, trên đỉnh có Bàn Cờ Tiên và di tích nền của Am Bạch Vân. Rừng ở Côn Sơn chủ yếu là thông, bạt ngàn, xanh tốt. Suối Côn Sơn chảy rì rầm từ Bắc xuống Nam, giống như tiếng đàn cầm vang vọng giữa núi rừng mênh mông… Bắc qua suối là cây cầu Thấu Ngọc – một công trình tuyệt mỹ đã đi vào thơ ca, sử sách. Mỗi buổi sáng, sương mờ trắng xóa bao phủ đỉnh núi, trưa đến, Côn Sơn lại khoác lên mình tấm áo tươi xanh, ngan ngát hương bay.

Cảnh đẹp Côn Sơn từ trước tới nay đã quyến rũ bao tao nhân, mặc khách. Chả thế mà, sáu thế kỷ trước, Côn Sơn đã như cảnh thần tiên qua ngòi bút của Nguyễn Phi Khanh (thân sinh ra Nguyễn Trãi) tả trong “Thanh Hư Động ký: “Khói đầu non, ráng ngoài đảo, gấm vóc phô bầy/ Hoa dọc suối, cỏ ven rừng biếc hồng phấp phới/ Bóng mát để nghỉ, chỗ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem…”. Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn thật hữu tình, được thể hiện qua tác phẩm Côn Sơn Ca: “Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai…”.

2. Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Kỳ Lân, thuộc phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa có tên chữ là Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, tục gọi là chùa Hun. Chùa có từ thế kỷ X, đến thế kỷ XIII, XIV (thời Trần), Thiền phái Trúc Lâm được thành lập, các vị tổ như Pháp Loa, Huyền Quang đã về Côn Trụ trì, thuyết pháp và cho mở rộng quy mô kiến trúc, dựng liêu Kỳ Lân cho các tăng ni tu hành.

3. Giếng Ngọc
Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài thì chiếc giếng hình bán nguyệt trước cửa đền không có gì quá nổi bật. Bởi trải qua bao năm tháng, hiện giếng đã được sửa sang với thành xây kiên cố và bậc gạch lên xuống. Tuy nhiên, điều thu hút lại nằm ở làn nước trong vắt nhìn được xuống tận lớp đá ong tự nhiên sâu thẳm dưới lòng giếng.

Để lấy nước, du khách phải để giày, dép trên bờ và đi chân trần xuống dưới. Nước múc lên từ giếng có thể uống trực tiếp mà không cần lọc hay đun sôi, sẽ thấy vị mát lành và ngọt tự nhiên không đâu sánh được. Theo người dân làng Diềm, do nguồn nước chảy từ trong núi, thấm qua tầng tầng lớp lớp đá ong đã tạo nên vị ngọt, mát hiếm có.

Bởi thế, người làng Diềm thường lấy nước giếng Ngọc về để pha trà đãi khách, nấu rượu dùng trong các dịp trọng đại của gia đình và dòng họ. Đối với du khách đến tham quan và cúng lễ Đền Cùng, nước Giếng Ngọc không chỉ đơn thuần là giải khát, mà còn được tin rằng giúp khỏe mạnh, minh mẫn. Do đó, nhiều người mang theo cả bình đựng để xin nước giếng mang về với mong ước rước may mắn, tài lộc đến cho gia đình.

4. Bàn Cờ Tiên
Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Ở đây phát lộ nền một kiến trúc cổ, hình chữ Công. Qua khảo cứu, đó là dấu tích của Am Bạch Vân. Am Bạch Vân (có nghĩa là am mây trắng) để giải thích về am tu hành ở đỉnh núi Côn Sơn thường có mây trắng bao phủ. Đỉnh núi là nơi Trời – Đất giao hòa, thần tiên chọn làm nơi giao tiếp với hạ giới.

Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Ở đây phát lộ nền một kiến trúc cổ, hình chữ Công. Qua khảo cứu, đó là dấu tích của Am Bạch Vân. Am Bạch Vân (có nghĩa là am mây trắng) để giải thích về am tu hành ở đỉnh núi Côn Sơn thường có mây trắng bao phủ. Đỉnh núi là nơi Trời – Đất giao hòa, thần tiên chọn làm nơi giao tiếp với hạ giới.

Vào những ngày mây trắng bao phủ, tiên trên trời thường bay xuống đánh cờ trên đỉnh Côn Sơn. Một hôm đang mải mê đánh cờ, bỗng nghe có tiếng người ồn ào, các vị liền bay đi để lại bàn cờ đang đánh dở, nên có tên gọi là Bàn cờ tiên.

Hiện nay trên Am Bạch Vân có dựng một nhà bia theo kiểu vọng lâu, hai tầng tám mái cổ kính. Ở đây, du khách có thể nhìn về bốn phía bao quát trong tầm mắt cảnh núi sông hùng vĩ. Từ Chùa Côn Sơn lên Bàn Cờ Tiên có hàng trăm bậc đá từ nhiều thế kỷ trước, nay đã được khôi phục gồm trên 600 bậc.

5. Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh cách Côn Sơn 5km. Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng là Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đây là thung lũng trù phú, xung quanh được bao bọc bởi dãy núi Rồng đã tạo cho Kiếp Bạc có một vẻ đẹp vừa kín đáo lại vừa thơ mộng. Vào thế kỷ thứ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Ðạo. Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14 ở trên một khu đất trung tâm thung lũng Kiếp Bạc.

6. Đền Cao An Phụ
Đền Cao An Phụ nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hải Dương, đây được xem như một dải lụa điểm xuyết cho bức tranh đồng bằng Bắc Bộ.

Đến với nơi đây, du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn khung cảnh thơ mộng hữu tình của trời mây non nước với dòng sông uốn lượn như dải lụa, cùng cánh đồng bạt ngàn chia thành từng ô vuông vức, hay những ngôi làng nhỏ phân khu địa phận. Tất cả đã tạo nên một bức tranh muôn màu.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN