Không có điều kiện vật chất , không được tạo điều kiện để đi học hay chính các em không thích đi học , những vấn đề đó khiến các quốc gia sau có tỉ lệ biết chữ thấp nhất trên thế giới.
1.Nam Sudan
Nam Sudan (phiên âm: Nam Xu-đăng, tiếng Ả Rập: جنوب السودان, Janūb as-Sūdān), tên đầy đủ là Cộng hòa Nam Sudan, là một quốc gia ở Đông Phi, không giáp biển nằm trên phần phía nam của Cộng hòa Sudan trước đây. Thủ đô là thành phố Juba. Đất nước này có biên giới với Ethiopia ở phía đông; Kenya, Uganda, và Cộng hòa Dân chủ Congo ở phía nam; và Cộng hòa Trung Phi ở phía tây. phía bắc giáp với Sudan, là nước có dân cư chủ yếu là người Ả Rập và người Phi theo Hồi giáo. Nam Sudan gồm vùng đầm lầy Sudd rộng lớn mà nguyên là sông Nin trắng, người dân địa phương gọi nơi này là Bahr al Jebel.
Tình trạng tự trị của khu vực là một điều kiện của Hiệp ước Hòa bình Toàn diện giữa Quân đội/Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA/M) và Chính phủ Sudan, đại diện là Đảng Quốc Đại để kết thúc Nội chiến Sudan lần 2. Xung đột này là cuộc nội chiến kéo dài nhất trong lịch sử tại Châu Phi là lí do mà khiến quốc gia này có tỉ lệ biết chữ thấp nhất thế giới.
2.Cộng hoà Mali
Mali có tên chính thức là Cộng hòa Mali (République du Mali) là một quốc gia nằm trong lục địa của miền tây châu Phi. Mali là đất nước có diện tích lớn thứ tám châu Phi, và có chung đường biên giới Algérie về phía bắc, Niger về phía đông, Burkina Faso và Côte d’Ivoire về phía nam, Guinée về phía tây nam, Sénégal và Mauritanie về phía tây. Diện tích của Mali vào khoảng 1.240.000 km² và dân số khoảng hơn 14 triệu người. Thủ đô của Mali là Bamako.
Giáo dục công của Mali theo nguyên tắc miễn phí và bắt buộc đối với trẻ em từ 7 tuổi đến 16 tuổi. Hệ thống giáo dục bao gồm sáu năm tiểu học bắt đầu lúc trẻ em bảy tuổi, sau đó là sáu năm trung học. Tuy nhiên, tỉ lệ đến trường của trẻ em Mali lại thật sự thấp, phần lớn là vì lý do ngân sách của các gia đình không thể trang trải chi phí đồng phục, sách, dụng cụ, và các lệ phí khác để được đến trường. Trong năm học 2000–01, tỉ lệ đến trường của trẻ em học tiểu học là 61% (71% trẻ em trai và 51% đối với trẻ em gái); trong cuối thập niên 1990, tỉ lệ nhập học ở bậc trung học là 15% (20% trẻ em trai và 10% đối với trẻ em gái). Hệ thống giáo dục còn thiếu hoàn chỉnh ở nông thôn do thiếu trường học, đi cùng với việc thiếu giáo viên và sách vở, dụng cụ. Ước tính tỉ lệ biết chữ ở Mali dao động trong khoảng 27–30% đến 46.4% dân số, với tỉ lệ phụ nữ biết chữ đặc biệt thấp hơn đàn ông.
3.Cộng hoà Hồi giáo Afghanistan
Afghanistan bao gồm nhiều nhóm sắc tộc, và nằm ở ngã tư đường giữa Đông và Tây. Nước này từng là một trung tâm thương mại và di cư cổ đại. Vùng này cũng đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và chinh phục, gồm cả từ Đế quốc Ba Tư, Alexandros Đại đế, người Ả Rập Hồi giáo, các dân tộc người Turk và những người du mục Mông Cổ, Đế quốc Anh, Liên bang Xô Viết và cả Hoa Kỳ.
Mùa xuân năm 2003, ước tính 30% trong số 7.000 trường học tại Afghanistan đã bị hư hại nặng nề sau hơn hai thập kỷ nội chiến. Theo báo cáo, chỉ một nửa số trường có nước sạch, và chưa tới 40% có điều kiện vệ sinh thích hợp. Giáo dục cho trẻ em trai không phải là vấn đề được ưu tiên ở thời chính quyền Taliban, trẻ em gái bị cấm tới trường.
Vì tình trạng nghèo đói và bạo lực xung quanh, một cuộc nghiên cứu năm 2002 của Quỹ Cứu trợ Trẻ em cho thấy trẻ em Afghanistan rất nhanh nhạy và dũng cảm. Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy những định chế vững chắc trong gia đình và cộng đồng.
Năm 2006, trên khắp đất nước hơn bốn triệu học sinh nam và nữ đã được tới trường. Giáo dục tiểu học hoàn toàn miễn phí và tự do với cả trẻ em trai và gái.
Tỷ lệ biết đọc biết viết toàn quốc ước tính khoảng 36%, tỷ lệ biết đọc viết của nam là 51% nữ là 21%. Hiện nay có 9.000 trường học trên toàn quốc.
4.Cộng hoà Niger
Niger là một quốc gia đang phát triển. Nhiều khu vực không thuộc khu vực sa mạc của nước này vẫn đang bị đe dọa bởi hạn hán kéo dài và nạn sa mạc hóa. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp; chỉ ở miền nam màu mỡ mới sản xuất được một ít nông sản xuất khẩu. Mặt hàng xuất đặc biệt khác là quặng thô uranium. Niger vẫn còn là một quốc gia kém phát triển bởi vị trí sâu trong lục địa, địa hình sa mạc, giáo dục chưa hoàn chỉnh và tài nguyên của đất nước, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa hoàn chỉnh, và sự xuống cấp của môi trường.
Giáo dục Niger là bắt buộc trong sáu năm. Tỉ lệ đăng ký học ở mức rất thấp, đặc biệt là đối với các em gái. Năm 1997, số trẻ em đăng ký học là 29.3 phần trăm, và năm 1996, tổng số học sinh đi học chiếm 24.5 phần trăm số trẻ em. Khoảng 60 phần trăm số trẻ em hoàn thành bậc tiểu học là các bé trai, trong khi đại đa số các bé gái chỉ đi học trong vài năm.Trẻ em bị buộc phải lao động hơn là phải tới trường, đặc biệt là trong quá trình trồng trọt và vụ thu hoạch. Ngoài ra, các trẻ em trong các bộ lạc du mục ở miền bắc đất nước thường xuyên không thể tiếp cận với trường học.
5.Cộng hoà Sierra Leone
Cộng hòa Sierra Leone (tên phiên âm tiếng Việt: Xi-ê-ra Lê-ôn) là một quốc gia nằm ở Tây Phi. Sierra Leone giáp Guinée về phía đông bắc, Liberia về phía đông nam và Đại Tây Dương về phía tây nam. Sierra Leone có diện tích 71.740 kilômét vuông (27.699 dặm vuông) và có khí hậu nhiệt đới, với môi trường đa dạng từ xavan cho đến rừng mưa nhiệt đới Freetown là thủ đô và là thành phố lớn nhất.Các thành phố lớn khác có dân số trên 100.000 dân gồm: Bo, Kenema, Koidu Town và Makeni.