Những địa danh nổi tiếng ở Long An không chỉ được du khách trong nước yêu mến mà còn được bạn bè quốc tế không tiếc lời khen ngợi, khiến chúng ta thêm phần háo hức muốn được một lần tận mắt chiêm ngưỡng những cảnh đẹp này.
1 Cần Giuộc
Nằm ở vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ, Cần Giuộc có nhiều bãi bồi với các loại cây nước mặn như đước, tràm, sú, vẹt… Từ những sản vật trên những bãi bồi, người dân địa phương chế biến thành những món ăn dân dã mà đặc sắc, có dịp ăn một lần sẽ nhớ đời, đặc biệt nhất là mắm còng mùng năm. Mắm còng có hai loại, mắm còng sữa nguyên con và mắm còng mặn. Mắm còng mặn màu đen, mùi khá nồng dùng để làm nước chấm ăn với các món cuốn. Mắm còng mặn không có màu sắc bắt mắt bằng mắm tôm chà Gò Công nhưng vị ngon thì không hề kém cạnh. Trong bữa tiệc của gia đình, chén mắm còng đặt cạnh dĩa bún trắng, cá lóc nướng trui và dĩa thịt ba rọi xắt mỏng thì sẽ nhanh chóng trở thành “tâm điểm” hấp dẫn. Người dân địa phương dùng mắm còng mặn kèm với nhiều món ăn khác như… thịt vịt luộc chấm mắm còng. Mắm còng sữa nguyên con được bắt đúng vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch lại là món ăn đặc biệt, chỉ có khách quý mới được mời. Mắm còng sữa không chỉ dùng để ăn kèm với thịt luộc, chuối chát rau thơm mà còn là thức ăn tuyệt vời với… c
Cần Giuộc, cái tên đậm chất phương ngữ Nam Bộ đã được nhiều thế hệ người Việt biết đến qua bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, một trong những tác phẩm văn học bất hủ của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Cần Giuộc hôm nay hiện ra là một vùng đất trù phú, nhiều tiềm năng, với hệ thống các di tích lịch sử – văn hóa đang được bảo tồn, gìn giữ.
2 Làng nổi Tân Lập
Một vùng xanh bạt ngàn với diện tích rộng khoản 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha.
Lối dẫn vào rừng là một con đường làm bằng xi măng, dài là 5km với rất nhiều nhánh rẽ bọc xuyên qua khu rừng.
Dọc hai bên đường là những cây tràm cao vút. Ánh sáng len lỏi vào bên trong con đường tạo cho ta một cảm giác như đang lạc vào khu vườn trong truyện cổ tích.
Nơi đây cũng là nơi thu hút khá nhiều nhiếp ảnh gia cũng như là những cặp tình nhân vào chụp ảnh cưới.
Vào sâu một chút bạn sẽ gặp tiếp một tháp canh có độ cao tương đương với tháp canh mà bạn gặp lúc đầu tiên.
Khung cảnh đẹp, con đường đẹp, không khí trong lành nơi đây hứa hẹn sẽ là một là nơi để cùng bạn bè và gia đình tránh cái nắng nóng oai bức của mùa hè.
3 Nhà Trăm Cột
Chủ nhân đời thứ 3 ,ông Trần Văn Ngộ kể rằng ngôi nhà này do ông nội ông, ông Trần Văn Hoa lúc ấy là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn xây dựng vào những năm 1898-1903 do 15 nghệ nhân từ kinh đô Huế vào xây dựng, trong đó 2 năm để xây nền móng và 3 năm để chạm trổ trang trí hoa văn nội thất
Với diện tích 882m2, Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2 ,chính diện quay về hưóng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ Nhà Trăm Cột có kiểu chữ quốc ( ) , 3 gian , 2 chái. Ngôi nhà này nếu nói chính xác thì đến 160 cột chứ không phải một trăm, Trăm Cột chỉ là tên gọi tượng trưng.
Nhà gồm có hai phần: phần trước là phần nội tự – ngoại khách,phần sau là phần để ở và sinh hoạt. Lẫm lúa ở sau cùng đã tháo dở (vào năm 1952), nay chỉ còn nền móng. Kết cấu chính của Nhà Trăm Cột kiểu xuyên trính ( còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường) ,khung sườn kiểu bát trụ, định vị theo hướng Tây – Đông, Tiền – Hậu. Các bộ phận của kết cấu chính như trính, trổng đều chạy chỉ , uốn cong kiểu nhà rường ở miền Trung. Tiếp giáp giữa bộ phận trính và trổng để đỡ đòn dông nóc nhà được cách điệu hình ”chày cối”,tượng trưng cho âm dương hòa hợp (nên còn gọi là kiểu nhà chày cối).Đây là kiểu nhà truyền thống có nhiều ưu điểm bởi bộ khung rất chắc chắn. Không gian ”rộng lòng căn” được tạo ra ở giữa nhà do không có hàng cột giữa thích hợp để thờ tự.
4 Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười
Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười cách thị xã Tân An khoảng 50 km, thuộc các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa và Tân Thạnh. Đây là khu du lịch sinh thái đặc trưng của Long An nói riêng và của Nam Bộ nói chung.
Ngược dòng Vàm Cỏ Tây, du khách sẽ đến được trung tâm Đồng Tháp Mười. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt ngắm những cánh rừng tràm bạt ngàn, đầm sen rộng lớn mênh mông đơm bông khoe sắc dưới ánh mặt trời. Không chỉ có vậy, ở đây còn có rất nhiều động vật quý hiếm được bảo vệ như: sếu đầu đỏ, rùa rắn, thú… Cánh đồng có đầm nước mênh mông vô tận nơi đây từng là cảnh quay trong phim “Cánh đồng hoang” nổi tiếng.
Làn gió mát rượi quyện vào hơi nước từ mặt sông bốc lên. Cơ duyên cho chúng tôi cùng đi với một nhóm sinh viên y khoa Pháp. Trên chiếc tắc ráng bằng composit, mà người dân tại chỗ gọi là “chiếc Dream của sông nước”, chúng tôi đang đến với khu rừng tràm gió nguyên sinh duy nhất tại Việt Nam. Tràm gió chứ không phải tràm cừ mà chúng ta quen gặp trong xây dựng.
Đón chúng tôi khi cập bến là dược sĩ Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Remedica, được biết đến với danh xưng rất dân dã là “ông Ba đất phèn”.
Khu rừng tràm gió nhìn ngút ngàn, bao la những 800ha. Tràm “cajeput”, theo cách gọi của người Đức – nơi xa xôi châu Âu ấy có sản phẩm hương liệu bày bán trên thị trường quốc tế, hít vào thật sảng khoái. Hóa ra là nguyên liệu được lấy từ rừng tràm gió nơi đây! Thật lý thú. Nhiều người không hình dung là ở giữa đồng bằng lại có rừng nguyên sinh giữa vùng trũng nước.
5 Khu di tích Núi Đất
Khu di tích Núi Đất nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Hóa – huyện vùng biên của tỉnh Long An. Sở dĩ có tên gọi “Núi Đất” vì nó không phải là núi tự nhiên, mà do chính bàn tay của con người đắp nên. Từ xa nhìn đến, Núi Đất như hòn non bộ khổng lồ nổi lên giữa một hồ nước trong xanh, êm đềm, khá đẹp và thơ mộng.
Nối liền Núi Đất với bờ là chiếc cầu bằng xi măng cách điệu uốn cong, mềm mại. Khu Núi Đất chia làm ba tiểu đảo: Tiểu đảo 1 có núi lớn cao khoảng 10 m, núi nhỏ cao 5 m với nhiều tảng đá ong rêu phong theo thời gian, xen lẫn trong những cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, có đường lên xuống bằng các bậc đá. Đặc biệt, trong lòng hồ còn có nhà thủy tạ để du khách có thể hóng mát, ngắm cảnh và tán gẫu. Nếu có thời gian rảnh bạn hãy đi dạo trên phía bờ của thắng cảnh Núi Đất nhé
6 Di tích lịch sử ngã tư Đức Hòa – Long An
Ngã tư Đức Hòa thuộc thị trấn Đức Hòa tỉnh Long An, vốn là nơi giao nhau của hai con đường số 9 và số 10 nổi tiếng. Ngã tư này cách thành phố Hồ Chí Minh chừng hơn 20 cây số và là nơi ghi dấu nhiều chuyển biến lịch sử, trong đó nổi bật là cuộc biểu tình đòi dân chủ. Nay nơi này trở thành một trong những dấu ấn lịch sử mà bất cứ ai yêu thích lịch sử đất nước, khi đi du lịch Long An, cùng dành chút thời gian để dừng chân ở nơi này.