Là tỉnh lớn thứ 5 Việt Nam, có lịch sử 6000 năm với những trang sử hào hùng nhất của dân tộc. Thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo là làm cho Thanh Hóa thu hút khá nhiều khách du lịch. Với nhiều địa điểm du dịch, tham quan nổi tiếng như Sầm Sơn, Cẩm Lương, vườn Quốc gia Bến Én,…
1 Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Thời gian mới đây, các bạn trẻ đang dần dần với nhau về Pù Luông – địa điểm phượt mới được khám phá của các bạn trẻ khi đi du lịch bụi. Khu bảo tồn Pù Luông thuộc địa phận các huyện Bá Thước và Quan Hóa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 130 km về phía tây bắc. Trong khu bảo tồn có hệ động thực vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại khác nhau. Có rừng nguyên sinh thường xanh theo mùa, những thảm thứ sinh như tre nứa, cây bụi,…
Nếu bạn cảm thấy chán với sự bon chen của cuộc sống thường nhật thì hãy đến với Pù Luông – nơi chỉ có tiếng nước khe suối róc rách, nhưng cánh đồng yên tĩnh bốn bề. Đến với Pù Luông bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng bậc thang, vào thời vụ lúa mới, những cánh đồng này sẽ khoắc một lớp áo xanh mướt, vô cùng đẹp mắt và bình yên, không khí mát mẻ và dễ chịu.
2 Sầm Sơn
Là một địa danh nổi tiếng ở khu vực miền Trung, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chỉ 16km về phía Đông, Sầm Sơn luôn biết cách kéo du khách thập phương tới đây nghỉ mát vào ngày nắng nóng. Với bờ biển dài 6km, bãi cát thoai thoải, nước trong xanh, sóng mạnh và nồng độ muối vừa phải sẽ rất phù hợp để tắm biển và vui chơi.
Đặc biệt với lớp cát dài, mịn sẽ làm cho du khách không nỡ rời đi. Những buổi sáng sớm khi màn sương xuống du khách được thong dong lặt những chiếc vỏ sò, ốc.
Khi ánh nắng lên du khách được hòa mình vào dòng người, được chụp ảnh bên những người thân, bạn bè; những mái chèo nghiêng ngã tại bờ biển.
3 Suối cá thần
Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 80 km hướng Tây Bắc là suối cá thần Cẩm Lương hay còn gọi với cái tên là suối Ngọc, tọa lạc ngay dưới chân núi Trường Sinh, thuộc bản Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy. Nơi đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khá nhiều du khách đến tham quan vào mỗi năm.
Trên đường vào suối cá thần, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc mạc của đồng bào dân tộc Mường nằm lẩn khuất trên sườn núi, chìm đắm trong không gian hùng vĩ của những dãy núi cao chót vót, tô điểm cho dòng sông Mã uốn lượn. Đi trên cây cầu treo rung rinh, lắc lư đầy sợ hãi nhưng lại thích thú.
4 Thành Nhà Hồ
Nằm trên địa phận tỉnh Thanh Hóa, thành nhà Hồ hay còn gọi là thành Tây Đô thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hóa 45 km theo hướng quốc lộ 45, được xem là tòa thành kiên cố có kiến trúc độc đáo bằng đá, quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam. Là kinh đô nước Đại Ngu, dù chỉ tồn tại trong bảy năm (1400 – 1407) nhưng nơi đây từng là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội của nước ta.
Một di sản văn hóa thế giới của nước ta được công nhận vào năm 2011. Nơi đây thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Đến đây du khách được khám phá tòa thành lịch sử, cảm nhận sự kiên cường ở phía chân tòa thành.
5 Vườn quốc gia Bến En
Nằm cách xa những thứ xa hoa, hiện đại cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 36 km về phía Tây Nam, vườn quốc gia Bến En hòa mình vào thiên nhiên của rừng nguyên sinh. Được mệnh danh là ” vịnh hạ long trên cạn” sẽ là điểm đến thú vị cho bạn vào những dịp cuối tuần hoặc những buổi khám phá.
Với diện tích là 14.735 hecta, trong vườn quốc gia chủ yếu là rừng nguyên sinh, nhiều sông, suối uốn lượn. Đặc biệt du khách được chiêm ngưỡng, khám phá 21 đảo khác nhau nổi lên ở giữa.
6 Di tích cầu Hàm Rồng
Cách thành phố Thanh Hóa 3km, di tích Hàm Rồng có từ thời chiến tranh, là quần thể danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử văn hóa gắn liền với chiến công hiển hách của quân và dân Thanh Hóa trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Là nhân chứng sống trải qua nhiều lần bị phá hủy còn đến ngày nay.
Nhắc đến vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt” là nhắc đến Hàm Rồng – Sông Mã. Nơi sơn thủy hữu tình, khí thiêng hội tụ, phát tích nền văn hóa Đông Sơn. Ai đã từng vào Nam ra Bắc, qua miền đất lửa năm xưa vẫn còn lưu giữ hình ảnh cầu Hàm Rông nối đôi bờ sông Mã, gối đầu lên núi Ngọc; dòng sông bên dưới uốn khúc phù sa, mang điệu hò neo đậu lòng người.