Top 8 di sản thế giới được công nhận tại Ukraina

0
1431
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Ukraina có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Các khu rừng nguyên sinh trên dãy Carpath và Các khu rừng sồi cổ ở Đức
Các khu rừng nguyên sinh trên dãy Carpath bao gồm 10 khu rừng sồi nguyên sinh, đại diện cho sự tiến hóa, phát triển của sồi (chi Fagus họ Dẻ) phát triển ở khắp Bắc bán cầu. Di sản này được ghi vào danh sách di sản thế giới vào năm 2007, và mở rộng thêm 5 khu rừng sồi cổ ở Đức.

Di sản là các khu vườn quốc gia, công viên thiên nhiên, các khu bảo vệ cảnh quan, các khu dự trữ sinh quyển rộng 29.2789 ha. 10 khu rừng thuộc Slovakia và Ukraina (6 khu rừng thuộc Ukraina và 4 thuộc Slovakia) thuộc khu vực các rừng nguyên sinh trên dãy Carpath.


2.Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu
Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu là khu vực thiên nhiên phức tạp trải dài qua 12 quốc gia của châu Âu. Trong đó, các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath bao gồm các khu vực rừng trên 10 dãy núi riêng biệt nằm dọc theo trục dài 185 km từ dãy núi Rakhiv và Chornohora ở Ukraina, chạy qua dãy Poloniny, đến dãy núi Vihorlat ở Slovakia. Các khu rừng sồi cổ ở Đức bao gồm 5 địa điểm khác nhau tại Đức.

Các khu rừng trên dãy Carpath có tổng diện tích 77.971,6 ha (192.672 mẫu Anh), trong đó chỉ có 29.283,9 ha (72.350 mẫu Anh) diện tích là nằm trong khu vực bảo tồn thực tế, trong khi phần còn lại được coi là vùng đệm. Khu vực này bao gồm các khu rừng tại tỉnh Zakarpattia (Ukraina) và Prešov. Hơn 70% diện tích nằm ở Ukraina, bao gồm hai vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển và một vài khu vực được kiểm soát sinh cảnh (chủ yếu ở Slovakia). Cả hai vườn quốc gia, cùng với một khu vực láng giềng ở Ba Lan, là một phần của Khu dự trữ sinh quyển Đông Carpath.

Di sản ban đầu có diện tích 29.278 ha Các khu rừng nguyên sinh trên dãy Carpath của Slovakia và Ukraina được ghi vào danh sách di sản thế giới vào năm 2007 sau đó là mở rộng thêm các khu rừng sồi cổ tại Đức vào năm 2011 với tên gọi là Các khu rừng nguyên sinh trên dãy Karpat và các khu rừng sồi cổ của Đức. Đến năm 2017, di sản này đã mở rộng thêm tại 9 quốc gia khác là Albania, Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Ý, Rumani, Slovenia và Tây Ban Nha để trở thành Di sản nằm tại nhiều quốc gia nhất châu Âu.[1]


3.Cư trú của người Metropolitans Bukovinian và chó đốm
Cư trú của người Metropolitans Bukovinian và chó đốm ở Chernivtsi, Ukraina được xây dựng từ những năm 1864 – 1882 theo thiết kế của kiến trúc sư người Séc Josef Hlávka. Hiện nay, đây là một phần của Đại học Chernivtsi, được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 2011.[1] Tài sản là một ví dụ điển hình của kiến ​​trúc lịch sử thế kỷ 19, bao gồm một chủng viện và tu viện và bị chi phối bởi các mái vòm Giáo Đại Chủng viện hình chữ thập cùng một khu vườn và công viên. Khu phức hợp thể hiện ảnh hưởng kiến ​​trúc và văn hóa từ thời kỳ Byzantine trở đi và thể hiện sự hiện diện mạnh mẽ của Giáo hội Chính Thống trong thời gian cai trị Habsburg, phản ánh chính sách đế quốc Áo-Hung khoan dung đối với tôn giáo.


4.Lviv
Lviv (tiếng Ukraina: Львів L’viv, IPA: [lʲviw] (nghe); tiếng Ba Lan: Lwów; tiếng Nga: Львов, L’vov; tiếng Đức: Lemberg; tiếng Latinh: Leopolis; hay Lvov (tiếng Nga: Львов, Lvov), là một thành phố ở phía Tây của Ukraina, trung tâm hành chính của tỉnh Lviv. Thành phố này được xem là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Ukraina. Dân số: 733.000 người (số liệu năm 2001), trong đó 88% là người Ukraina, 8% người Nga và 1% người Ba Lan. Hàng ngày Lviv có khoảng 200.000 người từ các vùng khác đến làm việc. Thành phố Lviv là nơi có nhiều ngành công nghiệp, nhiều viện nghiên cứu lớn (Đại học Lviv, Đại học Bách khoa Quốc gia Lviv). Ở đây có Nhà hát opera và ba-lê Lviv. Thành phố có lịch sử 750 năm, trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là di sản thế giới.


5.Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia, Kiev
Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia là một công trình ở Kiev, Ukraina. Năm 1990, UNESCO đã công nhận Nhà thờ này là di sản thế giới của nước Ukraina. Đồng thời đây cũng là một bến xe buýt của Ukraina.


6.Nhà thờ gỗ Tserkvas trên dãy Karpat ở Ba Lan và Ukraina
Nhà gỗ Tserkvas trên dãy Carpath ở Ba Lan và Ukraina là một nhóm nhà thờ gỗ Công giáo Đông phương, nhà thờ Chính thống giáo ở Ba Lan và Ukraina đã được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO tại kỳ họp thứ 37 vào tháng 6 năm 2013.

Nằm ở rìa phía đông của Đông Âu, đây là các di sản xuyên quốc gia được lựa chọn là 16 nhà thờ gỗ Tserkvas được xây dựng theo các bản vẽ bằng gỗ từ giữa thế kỷ 16 tới 19 của các cộng đồng của Giáo hội Chính Thống Hy Lạp và tín ngưỡng Công giáo Đông phương. Đây là các đại diện cho những biểu hiện văn hóa của bốn nhóm dân tộc và các đặc tính chính của nhà thờ gỗ. Với các hoa văn trang trí và kỹ thuật xây dựng, các nhà thờ đã phát triển rộng ra khắp khu vực theo thời gian. Các nhà thờ tserkvas là bằng chứng cho một truyền thống xây dựng khác biệt bắt nguồn từ thiết kế giáo hội Chính thống đan xen với các yếu tố truyền thống địa phương. Các nhà thờ tserkvas được xây dựng với đặc trưng về vòm nhà tứ giác hoặc bát giác mở với mỗi một nhà thờ có cấu trúc gồm 3 công trình. Nhà thờ bao gồm các tháp chuông bằng gỗ, của sổ, vòm tròn, các họa tiết trang trí đa màu, nội thất cũng như cổng ra vào, nghĩa địa…


7.Khu dự trữ sinh quyển Roztochya

Khu dự trữ sinh quyển Roztochya (tiếng Ukraina: Розточчя, Roztochia hoặc Roztochya) là một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO được thành lập vào năm 2011. Nó nằm tại vùng Podolian Upland, cách thành phố Lviv khoảng 20 km với diện tích khoảng 74.800 ha. Nó được biết đến với những hồ nước, rừng cây sồi, thông cùng những đồng cỏ ngập nước. Theo thống kê thì tại đây có 885 loài thực vật có mạch, 212 loài thân thảo, 65 loài cỏ dại và 20 loài tảo.


8.Vòng cung trắc đạc Struve
Vòng cung trắc đạc Struve là một chuỗi các trạm trắc đạc tam giác kéo dài từ Hammerfest ở Na Uy tới Biển Đen, chạy qua 10 quốc gia và trên 2.820 km. Chuỗi các trạm này được nhà khoa học Nga gốc Đức là Friedrich Georg Wilhelm von Struve thành lập và sử dụng trong các năm từ 1816 tới 1855 để thiết lập kích thước và hình dạng chính xác của Trái Đất. Vào thời gian đó, chuỗi này chỉ chạy qua hai quốc gia là: Thụy Điển-Na Uy và Đế quốc Nga. Năm 2005, chuỗi này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới bao gồm 34 điểm trạm gốc là các đài tưởng niệm, các cột mốc đánh dấu, điểm đánh dấu.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN