Top 10 nhà khoa học có sức ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX

0
1514
Vật Phẩm Phong Thủy

Là những nhà phát minh vĩ đại của thế giới , họ được xem là những người đi đầu mở ra kỷ nguyên khoa học ứng dụng vào đời sống trong thế kỷ mới hiện nay .Vậy đó là ai , chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1.Anh em nhà Wright
Anh em nhà Wright là hai anh em người Mỹ gồm Orville Wright (19 tháng 8 năm 1871 – 30 tháng 1 năm 1948) và Wilbur Wright (16 tháng 4 năm 1867 – 30 tháng 5 năm 1912), là những người đầu tiên thử nghiệm thành công cho máy bay bay được.

Chuyến bay đấu tiên trong lịch sử nhân loại được thực hiện vào ngày 17 tháng 12 năm 1903 tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina, Mỹ. Mỗi anh em thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Lần bay đầu tiên, do Orville thực hiện kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5 mét(120 ft). Lần bay cuối cùng, do Wilbur thực hiện kéo dài 59 giây và đi được 296 mét. Chiếc máy bay lúc đó được gọi là Flyer I. Nó có sải cánh khoảng 12 mét và nặng khoảng hơn 300 kg, với động cơ xăng 12 mã lực. Hiện nay nó đang được đặt tại Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ tại Washington, D. C..

Tuy chiếc máy bay chưa thể tự cất cánh mà phải nhờ một thiết bị phóng bằng vật nặng cho thả rơi và khi cất cánh, hạ cánh phải lựa theo chiều gió, nhưng sự kiện này đã gây ra được tiếng vang dư luận rất lớn. Thiên tài của hai anh em nhà Wright đã biến giấc mơ từ ngàn xưa của loài người thành sự thật.

Hai anh em nhà Wright đã thành lập một hãng máy bay. Nhưng sau đó do bị cạnh tranh khốc liệt với các nhà kinh doanh máy bay khác, cộng thêm Wilbur bị mắc bệnh và qua đời nên Orville đã bán hãng sản xuất máy bay Wright với giá ít ỏi.


2.Ludwig Wittgenstein
Ludwig Josef Johann Wittgenstein (tiếng Đức: luːtvɪç ˈjoːzɛf ˈjoːhan ˈvɪtgənʃtaɪn), sinh 26 tháng 4 1889 – mất 29 tháng 4 1951, là một nhà triết học người Áo, người đã có công đóng góp quan trọng trong logic, triết học về toán, triết học tinh thần và triết học ngôn ngữ. Ông được coi là một trong những nhà triết học quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Ludwig Wittgenstein sinh ở Viên năm 1889. Cha ông – mà sau này ông được thừa hưởng gia tài – là nhân vật giàu nhất trong ngành sắt thép ở Áo. Wittgenstein từ bé đã ham thích máy móc, và quá trình giáo dục nặng về toán học, vật lý và kỹ sư. Sau khi học ngành kỹ sư cơ khí ở Berlin ông sang Manchester học tiếp 3 năm trong ngành khí động học. Thời gian này ông bắt đầu bị hút vào câu hỏi cơ bản về môn toán học mà ông sử dụng. Cuốn sách của Bertrand Russell về [Các nguyên lý trong toán học] The Principles of Mathematics đã khiến ông bỏ ngành kỹ sư và đến Cambridge thụ giáo với chính Russell về triết học toán học, và chẳng bao lâu sau thì đã nắm bắt hết tất cả những gì Russell có thể truyền thụ. Vậy là ông bắt đầu tư duy độc lập và xuất bản quyển sách đầu tiên Luận Cương Triết-Logic Tractatus Logico-Philosophicus vào năm 1921, thường được gọi tắt là Luận Cương, Luận lý hay Cương Lĩnh.

Khi đó Wittgenstein tin rằng mình đã giải quyết xong các vấn đề cơ bản trong triết học, cho nên rời bỏ triết học và quan tâm đến các vấn đề khác. Trong thời gian đó thì Tractatus gây ảnh hưởng sâu rộng, giúp phát triển thêm các vấn đề logic ở Cambridge, còn ở châu Âu lục địa thì trở thành tác phẩm được sùng bái nhất trong nhóm triết gia Logical Positivists hay còn được gọi là nhóm ở Viên – Vienna Circle. Nhưng bản thân Wittgenstein thì lại bắt đầu cảm thấy công trình này của mình sai cơ bản, cho nên cuối cùng lại quay trở lại triết học. Năm 1929 ông quay về Cambridge và giữ chức giáo sư triết học vào năm 1939. Trong giai đoạn thứ hai này ở Cambridge ông xây dựng một hệ tư tưởng hoàn toàn mới, khá khác biệt với công trình trước đây. Trong phần còn lại của cuộc đời ông, ảnh hưởng của tác phẩm này chỉ giới hạn trong mối quan hệ riêng, và chỉ một bài viết rất ngắn được xuất bản ngay sau khi ông qua đời vào năm 1951. Nhưng hai năm sau đó thì quyển sách Các phương pháp nghiên cứu triết học – Philosophical Investigations được xuất bản vào năm 1953, và trở thành một trong số các tác phẩm triết học nhiều ảnh hưởng nhất ở các nước nói tiếng Anh kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trước khi qua đời năm 62 tuổi, cuốn sách duy nhất ông cho xuất bản là Luận lý triết học tập (Tractatus Logico-Philosophicus). Cuốn Nghiên cứu triết học (en. Philosophical Investigations, de. Philosophische Untersuchungen) mà Wittgenstein viết trong những năm cuối đời, được xuất bản một thời gian ngắn sau khi ông mất. Cả hai tác phẩm này đều được đánh giá là có tầm ảnh hưởng trong Triết học phân tích và Chủ nghĩa luận lý thực chứng (en. Logical positivism, de. Logischer Empirismus, Logischer Positivismus). Quyển đầu trong hai tác phẩm chính vừa kể của Wittgenstein là Tractatus vẫn tiếp tục là sách đáng đọc, nhưng quyển sau, Philosophical Investigations mới là tác phẩm đã đưa ông lên tầm quốc tế như một nhân vật văn hóa trong giai đoạn kể từ sau ngày ông qua đời và hiện tiếp tục tích cực gây ảnh hưởng lên nhiều ngành bên ngoài triết học.

Như vậy đây là trường hợp xuất chúng, một triết gia xuất sắc trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời đã tạo ra hai hệ thống triết học không tương thích, cả hai đều ảnh hưởng lên cả một thế hệ. Mặc dù không tương thích nhưng hai ngành triết này có một số vấn đề cơ bản giống nhau. Cả hai đều tập trung vào vai trò của ngôn ngữ trong tư duy của con người và trong cuộc sống của loài người, và đều cùng quan tâm hàng đầu đến việc định ranh giới giữa chuyện dùng ngôn ngữ có đúng chỗ hay không – hay như có người từng diễn đạt, là vẽ đường phân chia giữa đâu là nơi bắt đầu của có nghĩa và vô nghĩa.


3.Alan Turing
Alan Mathison Turing (23 tháng 6 năm 1912 – 7 tháng 6 năm 1954) là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh thường được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính. Phép thử Turing (Turing test) là một trong những cống hiến của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo: thử thách này đặt ra câu hỏi rằng máy móc có khi nào đạt được ý thức và có thể suy nghĩ được hay không. Ông đã hình thức hóa khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing, đồng thời đưa ra phiên bản của “Turing”, mà ngày nay được đông đảo công chúng chấp nhận, về luận đề Church-Turing, một luận đề nói rằng tất cả những gì tính được bằng thuật toán đều có thể tính được bằng máy Turing.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Turing đã từng làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mật mã của Anh, và một thời là người chỉ huy của Hut 8, một bộ phận của Anh có trách nhiệm giải mật mã của hải quân Đức. Ông đã sáng chế ra nhiều kỹ thuật phá mật mã của Đức, trong đó có phương pháp nối các máy giải mã lại với nhau thành một bộ bombe, một máy điện-cơ để tìm ra công thức cài đặt cho máy Enigma.

Sau chiến tranh, ông công tác tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (National Physical Laboratory), và đã tạo ra một trong những đồ án thiết kế đầu tiên của máy tính có khả năng lưu trữ chương trình (stored-program computer), nhưng nó không bao giờ được kiến tạo thành máy. Năm 1947 ông chuyển đến Đại học Victoria tại Manchester để làm việc, đa số trên phần mềm cho máy Manchester Mark I, lúc đó là một trong những máy tính hiện đại đầu tiên, và trở nên quan tâm tới sinh học toán học. Ông đã viết bài báo về cơ sở hóa học của sự tạo hình,[1] và ông cũng đã dự đoán được các phản ứng hóa học dao động chẳng hạn như phản ứng Belousov–Zhabotinsky, được quan sát thấy lần đầu tiên trong thập niên 1960.

Năm 1952, Turing bị kết án với tội đã có những hành vi khiếm nhã nặng nề, sau khi ông tự thú đã có quan hệ đồng tính luyến ái với một người đàn ông ở Manchester. Ông chấp nhận dùng liệu pháp hoóc môn nữ (thiến hóa học) thay cho việc phải ngồi tù. Ông mất năm 1954, chỉ 2 tuần sau lần sinh nhật thứ 42, do ngộ độc xyanua. Một cuộc điều tra đã xác định nguyên nhân chết là tự tử, nhưng mẹ ông và một số người khác tin rằng cái chết của ông là một tai nạn. Ngày 10 tháng 9 năm 2009, sau một chiến dịch Internet, thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt chính phủ Anh chính thức xin lỗi về cách đối xử với Turing sau chiến tranh.

4.William Shockley
William Bradford Shockley (13 tháng 2, năm 1910 – 12 tháng 8, năm 1989) là một nhà vật lý và nhà phát minh người Mỹ sinh tại Anh.

Cùng với John Bardeen và Walter Houser Brattain, Shockley là người đồng phát minh ra transistor. Nhờ phát minh này họ nhận được giải Nobel Vật lý vào năm 1956. Những nỗ lực của Shockley trong việc thương mại hóa một loại transistor mới từ năm 1950 đến những năm 1960 đã dẫn đến “Silicon Valley” trở thành một nơi cách tân các thiết bị điện tử, những thiết bị này đóng vai trò lớn trong việc phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong nửa cuối thế kỷ này. Shockley là giáo sư tai trường Đại học Stanford, ông là người ủng hộ thuyết ưu sinh.

12/2/1965
William B. Shockley, Nobel Laureate in physics

5.Edwin Hubble
Edwin Powell Hubble (20 tháng 11 năm 1889 – 28 tháng 9 năm 1953) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học người Mỹ. Ông là người rất thành công trong việc nghiên cứu về thiên văn, vũ trụ. Ông chỉ ra, vũ trụ gồm những Thiên hà (Galaxy) đang giãn ra và phồng lên giống như một quả khinh khí cầu lớn không giới hạn, đưa ra bằng chứng đầu tiên cho thuyết Vụ nổ lớn (Big bang) mô tả quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ. Những nghiên cứu, phát hiện của ông về vũ trụ đã đặt nền móng cho ngành khoa học về vũ trụ. Tiếng tăm của ông nổi nên nhờ phát hiện vũ trụ là vô tận và Ngân hà (Milky Way) chúng ta đang sống chỉ là một phần không đáng kể. Tên của ông được đặt cho một định luật do ông phát hiện ra, ngày nay chúng ta gọi là Định luật Hubble. Tên ông sau đó cũng được dùng để đặt tên cho Đài thiên văn vũ trụ Hubble, một đài thiên văn lớn nhất thế giới hiện nay.


6.Kurt Gödel
Kurt Gödel (28 tháng 4 năm 1906 – 14 tháng 1 năm 1978) là một nhà toán học và logic học nổi tiếng người Áo, người đã được tờ tạp chí danh tiếng Times bình chọn là nhà toán học lớn nhất thế kỷ 20.[cần dẫn nguồn]

Ông là tác giả của một định lý nổi tiếng trong toán học: “Định lý bất toàn” (incompleteness theorem), là một định lý được giới khoa học so sánh với thuyết tương đối của Einstein và nguyên lý bất định của Heisenberg. Định lý này khẳng định rằng bất kì một hệ tiên đề hình thức độc lập nào đủ mạnh để miêu tả số học cũng hàm chứa những mệnh đề không thể khẳng định mà cũng không thể phủ định. Được chứng minh vào năm 1930 và công bố một năm sau đó, định lý này đã đập tan niềm tin tuyệt đối của các nhà toán học vào sức mạnh của các công cụ hình thức vốn được đề xuất bởi David Hilbert và các cộng sự nhằm loại bỏ những mâu thuẫn và nghịch lý ra khỏi toán học.


7.Sir Alexander Fleming
Alexander Fleming (6 tháng 8 năm 1881 – 11 tháng 3 năm 1955) là một bác sĩ, nhà sinh học và đồng thời là một nhà dược lý học người Scotland. Ông được coi là người mở ra kỉ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học. Ông đã được trao Giải thưởng Nobel về y học năm 1945 cùng với Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey về việc tìm ra và phân tách được penicilin – được coi là loại kháng sinh đầu tiên trong việc điều trị những bệnh nhiễm trùng.


8.Albert Einstein
Albert Einstein (tiếng Đức: [ˈalbɐt ˈaɪnʃtaɪn] (Speaker Icon.svg nghe); 14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng E = mc2 (được xem là “phương trình nổi tiếng nhất thế giới”),ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện”. Công trình về hiệu ứng quang điện của ông có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
Khi bước vào sự nghiệp của mình, Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916, năm ông xuất bản một bài báo về thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và sự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ. Cùng với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không tuyệt đối. Tuy cũng là cha đẻ của thuyết lượng tử, nhưng ông lại tỏ ra khắt khe với lý thuyết này. Điều này thể hiện qua những tranh luận của ông với Niels Bohr và nghịch lý EPR về lý thuyết lượng tử.

Khi ông đang thăm Hoa Kỳ thì Adolf Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, do vậy ông đã không trở lại nước Đức, nơi ông đang là giáo sư ở Viện Hàn lâm Khoa học Berlin. Ông định cư tại Hoa Kỳ và chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm 1940. Vào lúc sắp diễn ra Chiến tranh thế giới lần hai, ông đã ký vào một lá thư cảnh báo Tổng thống Franklin D. Roosevelt rằng Đức Quốc xã có thể đang nghiên cứu phát triển “một loại bom mới cực kỳ nguy hiểm” và khuyến cáo nước Mỹ nên có những nghiên cứu tương tự. Thực sự, nó đã dẫn đến sự ra đời của Dự án Manhattan sau này. Einstein ủng hộ bảo vệ các lực lượng Đồng minh, nhưng nói chung chống lại việc sử dụng phát kiến mới về phân hạch hạt nhân làm vũ khí. Sau này, cùng với nhà triết học người Anh Bertrand Russell, ông đã ký Tuyên ngôn Russell–Einstein, nêu bật sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân. Einstein làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey cho đến khi ông qua đời vào năm 1955.


9.Rachel L. Carson
Rachel Louise Carson (27 tháng 5 năm 1907 – 14 tháng 4 năm 1964) là nhà động vật học và sinh học biển sinh tại Pittsburgh, Hoa Kỳ. Tác phẩm nổi tiếng của bà, Mùa xuân câm lặng (Silent Spring), được ghi nhận là đã làm xuất phát điểm cho phong trào bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Mùa xuân thầm lặng tạo ra một ảnh hưởng sâu rộng tại Hoa Kỳ và làm thay đổi chính sách quốc gia về thuốc trừ sâu. Rachel Carson được truy tặng huân chương tổng thống về tự do (Presidential Medal of Freedom).

Khi chúng ta quan tâm đến bản chất và những điều kỳ lạ của vũ trụ xung quanh chúng ta nhiều hơn, chúng ta sẽ giảm bớt được những tác động phá hoại. – Rachel Carson


10.Sir Tim Berners-Lee
Sir Timothy John “Tim” Berners-Lee (sinh ngày 8 tháng 6 năm 1955), cũng được biết đến với tên gọi TimBL, là một nhà khoa học máy tính người Anh, được biết đến nhiều nhất với vai trò là người phát minh ra World Wide Web. Ông là người đã đưa ra đề nghị về một hệ thống quản lý thông tin vào tháng 3 năm 1989 và ông đã thực hiện việc giao tiếp thông tin thành công đầu tiên thông qua một giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP) giữa máy khách và máy chủ qua Internet vào khoảng giữa tháng 11 cùng năm.

Berners-Lee là chủ tịch của World Wide Web Consortium (W3C), chuyên trách việc tiếp tục phát triển nền tảng Web. Ông cũng là sáng lập viên của Quỹ World Wide Web và là nhà nghiên cứu cấp cao và người giữ ghế sáng lập viên tại Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo MIT (CSAIL). Ông là giám đốc của chương trình Sáng kiến Nghiên cứu Khoa học Web (WSRI) và là thành viên ban cố vấn của Trung tâm Tri thức Tập thể MIT.] Năm 2011, ông được bổ nhiệm làm thành viên hội đồng quản trị Quỹ Ford.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN