Top 6 bộ phim tâm lý xã họi Hàn Quốc hay nhất mà bạn nên xem

0
1715
Vật Phẩm Phong Thủy

Một bộ phim hay đôi khi cũng giống như một viên ngọc ẩn, có thể rạp phim gần bạn không chiếu hoặc tấm poster đã không làm bạn phải hút mắt. Nhưng cũng vì thế nên một khi đã khám phá được thì trải nghiệm thưởng thức phim sẽ thú vị hơn nhiều. Để bắt đầu, bạn có thể tham khảo 6 bộ phim tâm lý xã họi Hàn Quốc hay nhất mà bạn nên xem

1 Ode to My Father – Hứa Với Cha (2014)

Thành phố cảng Busan – Hàn Quốc, 60 năm sau cuộc chiến giữa hai miền Triều Tiên, cặp vợ chồng già Duk Soo và Yong Ja đón đám con cháu về nhà. Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với cha mẹ, những người con trai, con gái cùng dâu rể của họ gửi bầy cháu cho ông bà để đi du lịch. Duk Soo cằn nhằn về việc tại sao các con không mời vợ chồng ông hoặc đưa con cái đi cùng: Như thế mà gọi là gia đình sao? (Và câu hỏi ngắn ngủi như một lời cảm thán này chính là sợi dây xuyên suốt cả bộ phim). Chuyển cảnh sang khu chợ sầm uất của thành phố, Duk Soo, lúc này vẫn là ông già tính tình nóng nảy, bảo thủ, đang phản ứng dữ dội trước đám người môi giới muốn mua lại cửa hàng bách hóa nhỏ của gia đình ông. Cửa hàng có cái tên rất quê mùa Knot Bun. Vẫn trong trạng thái cáu kỉnh, Duk Soo dắt tay cô cháu gái trở về nhà. Một ai đó va vào người Duk Soo khiến ông mất thăng bằng, ngã lại phía sau và để trượt bàn tay đang nắm cô cháu gái. Trong giây phút đó, Duk Soo nhớ lại ngày định mệnh cách đây 60 năm khi ông, lúc ấy là cậu bé 10 tuổi, để lạc mất cô em gái Mak Soon vào một ngày mùa đông tao loạn.

2 Han Gong-ju (2013)

Bộ phim Han Gong Ju xoay quanh một nữ sinh trung học, tên Han Gong Ju, một trong hai nạn nhân của một vụ hiếp dâm tập thể kinh hoàng có thật ở Hàn Quốc. Cô và người bạn của mình, Hwa Ok, bị 43 nam sinh trung học thay nhau đội mặt nạ Đười ươi và xâm hại thân thể. Hwa Ok không chống chọi được với cơn ác mộng này mà tự kết liễu cuộc đời mình. Gong Ju chìm trong đau đớn, tuyệt vọng còn chưa đủ, cô bị phụ huynh của những tên hiếp dâm ép phải rời xa quê hương và chuyển về một thành phố khác, một ngôi trường khác. Tại đây, cô ở nhờ nhà của thầy giáo cũ cùng với mẹ của anh. Sau khi chuyển trường, Gong Ju khép mình với tất cả mọi người và cố gắng vượt qua nỗi đau. Nhưng một người bạn mới, Eun Hee, tìm đến và làm thân với cô, thuyết phục cô tham gia một nhóm hát acapella. Gong Ju dần tìm lại được niềm vui với âm nhạc và bạn bè mới, cho đến khi sự hồi phục này bị những kẻ máu lạnh ngoài kia phát hiện ra…

3 Ha Ha Ha (2010)

Trong khi chuẩn bị rời khỏi Seoul để đến sống ở Canada, nhà làm phim Jo Moon-kyeong (Kim Sang-kung) gặp lại người bạn thân Bang Joong-sik (Yoo Joon-sang). Cả hai quyết định kể cho nhau nghe những kỉ niệm vui từ các chuyến đi riêng rẽ tại thị trấn Tongyeong.

Được viết kịch bản và đạo diễn bởi Hong Sang-soo, Ha Ha Ha đã tham dự LHP Cannes năm 2010 và đạt giải cao nhất trong một cuộc thi phụ mang tên Un Certain Regard.

4 Pieta – Sự Cứu Rỗi (2012)

Phim Sự Cứu Rỗi là một bộ phim tâm lý xoay quanh một kẻ chuyên cho vay nặng lãi độc ác sẵn sàng biến những con nợ không trả nổi tiền thành người tàn phế. Cho tới một ngày trong phim, hắn gặp một người phụ nữ tự xưng là mẹ đẻ của hắn. Sau khi nhận ra người phụ nữ này thực sự là mẹ của mình, nhân tính trong hắn như được thức tỉnh, cái ác bị đẩy lùi và hắn thấy mình “yếu” đi, không thể nào trừng phạt những người thiếu nợ một cách độc ác như trước đây được nữa.

5 The Handmaiden – Cô Hầu Gái (2016)

Điểm ấn tượng nhất của The Handmaiden nằm ở cấu trúc trần thuật sắc sảo với nhiều cú ngoặt bất ngờ thừa hưởng từ tiểu thuyết gốc. Trong khi truyện gốc chia làm ba chương và mỗi chương bám theo lời kể của một nhân vật, phim mới chia làm ba phần, mỗi phần một giọng kể. Ba bất ngờ lần lượt được hé lộ. Những cài cắm và ngã ngũ đúng công thức kịch bản ba hồi kinh điển (hai bước ngoặt gây bất ngờ ở đầu và cuối phim) giúp phim chặt chẽ.

Ở chương một, phim khiến người xem tưởng tác phẩm chỉ là vở kịch dễ đoán và ngô nghê với nhiều lời thoại đơn giản. Bất ngờ thay đổi khi câu chuyện đi qua non nửa hành trình, tình thế của mọi nhân vật lật ngược. Kẻ ban đầu tưởng là khù khờ hóa ra xảo trá, người ban đầu thật thà biến thành lọc lõi. Trong khi các bước ngoặt lần lượt mở toang câu chuyện theo hướng mới, những màn bạo lực và sex dị biệt dần được nén chặt gây sửng sốt. Những cảnh phim mỹ nữ ngồi đọc sách khiêu dâm để mua vui cho các quý ông trong buổi tiệc trà, cô gái thanh tao bị bắt làm tình với hình nhân gỗ tạo cảm giác ớn lạnh với người xem. Các cảnh làm tình đồng tính nữ cũng được quay theo nhiều góc táo bạo. Khi toàn bộ lớp lang câu chuyện được lật mở, người xem bàng hoàng về sự thật của một thế giới nhân vật và cảnh ngộ trớ trêu.

Bước vào không gian tác phẩm, người xem chìm vào xứ sở châu Á đầu thế kỷ 20 ở vùng đất loạn ly, khi những lão quý tộc Triều Tiên cấu kết với giới quan lại người Nhật, còn những thân phận nhỏ bé rơi vào cảnh bế tắc. Trong cuộc sống đầy mưu mô và nam trị, con người luôn phải lừa lọc nhau để sinh tồn và sự ngây thơ là tội lỗi. Bốn nhân vật chính trong phim – hầu gái Sook-hee, quý cô Hideko, đạo chích Fujiwara và người dượng độc đoán Kouzuki – tượng trưng cho các nhân vật trong thế giới này. Họ tạo thành bốn góc của một sơ đồ hình thang giả tưởng mà trong đó hai góc dưới yếm thế thuộc về Hideko và Sook-hee.

6 Nameless Gangster – Côn Đồ Vô Danh (2012)

Phim tâm lý xã hội Hàn Quốc này xoay quanh nhân vật Choi Ik-hyeon (Choi Min-sik) – một nhân viên hải quan sắp thất nghiệp. Cuộc sống của anh ta thay đổi nhờ quyết định làm ăn phi pháp với tay côn đồ Choi Hyeong-bae (Ha Jung-woo). Khi chính phủ tuyên bố về cuộc chiến chống tội phạm, quan hệ đối tác của họ bắt đầu rạn nứt.

Lấy đề tài về nạn tham nhũng và xã hội đen Hàn Quốc trong những năm 80 với bối cảnh là thành phố Busan ồn ào, náo nhiệt, Nameless Gangster (tựa Việt: Côn đồ vô danh) đã đánh dấu thời kỳ điện ảnh “xứ kim chi” xuất hiện các bộ phim “triệu lượt xem”.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN