Top 10 tên lửa đang được sử dụng bởi quân đội nước ta hiện nay

0
1527
Vật Phẩm Phong Thủy

Trải qua những năm tháng bị xâm lược trong quá khứ , cho nên hiện nay nước ta đang trong quá trình tái thiết cũng như có khả năng tăng cường những vũ khí hiện đại giúp bảo vệ lãnh thổ . Và dưới đây là top 10 tên lửa đang được sử dụng bởi quân đội Việt Nam.

1.S-75 Dvina
Lavochkin OKB S-75 (tiếng Nga: С-75; tên ký hiệu NATO SA-2 Guideline) là một tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) tầm cao được điều khiển bằng hệ thống radar ba tác dụng do Liên Xô chế tạo.

Kể từ khi được triển khai lần đầu tiên vào năm 1957, nó đã trở thành một trong các loại tên lửa phòng không được triển khai và sử dụng nhiều nhất trong lịch sử. Cho tới nay, đây vẫn là hệ thống tên lửa phòng không đã bắn hạ nhiều máy bay nhất trong lịch sử chiến tranh. Tại Việt Nam, tổ hợp tên lửa phòng không này thường được gọi là SAM-2.

Tổ hợp này trở nên nổi tiếng lần đầu tiên khi một khẩu đội S-75 bắn hạ một chiếc máy bay do thám U-2 của CIA, khi chiếc máy bay này đang bay do thám trên không phận của Liên Xô vào năm 1960. Trong những năm tiếp theo, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sử dụng S-75 rộng rãi và hiệu quả trong Chiến tranh Việt Nam để bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng. Tổ hợp này cũng được sản xuất tại Trung Quốc với tên gọi HQ-1 và HQ-2 (Hồng Kỳ 1 và Hồng Kỳ 2). Một số quốc gia khác cũng sản xuất rất nhiều biến thể của S-75.


2.S-125 Neva/Pechora
Isayev S-125 Neva/Pechora (hay SAM-3, tiếng Nga: С-125 “Нева”/”Печора”, tên ký hiệu NATO SA-3 Goa)là hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô, được thiết kế bởi Isayve OKB nhằm bổ sung cho tên lửa S-25 và S-75. Tên lửa S-125 gồm 2 phần: phần thân dưới là động cơ đẩy phụ-nhiên liệu rắn, thời gian hoạt động 2,6 giây, gắn 4 cánh vây hình chữ nhật có thể xoay 90 độ; phần trên đường kính nhỏ hơn là động cơ đẩy chính-nhiên liệu rắn, thời gian hoạt động 18,7 giây và đầu đạn, được gắn 4 vây đuôi cố định và 4 vây chuyển động được nhỏ hơn ở đầu. Tên lửa được điều khiển bằng sóng radio qua antenna ở cánh vây sau phần trên (có thể tên lửa loại này được trang bị công nghệ tự tìm mục tiêu bằng hồng ngoại ở cuối hành trình IR terminal homing). Tên lửa 5V24 (V600) có thể đạt đến Mach 3-3,5. Nó có tầm bắn hiệu quả ngắn hơn và độ cao tối đa thấp hơn so với các loại tên lửa thế hệ trước, đồng thời cũng bay chậm hơn. Tuy nhiên nhờ thiết kế hai giai đoạn bay nên nó có hiệu quả hơn khi chống lại các mục tiêu di động. Nó cũng có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp hơn. Đặc biệt nó còn có khả năng chống lại hệ thống đánh lạc hướng điện tử tốt hơn so với thế hệ S-75. Phiên bản dùng cho hải quân của hệ thống này có tên trong báo cáo của NATO là SA-N-1 Goa và tên thiết kế ban đầu là M-1 Volna (tiếng Nga: Волна nghĩa là sóng)


3.2K12 Kub
2K12 “Kub” (tiếng Nga: 2К12 “Куб”; tiếng Anh: cube) là hệ thống tên lửa đất đối không cơ động của Liên Xô. Hệ thống phòng không này có tầm bắn thấp và trung bình, được thiết kế nhằm bảo vệ các lực lượng mặt đất và các mục tiêu quan trọng. 2К12 là tên định danh GRAU của hệ thống này. Tên ký hiệu NATO đối với hệ thống này là “Gainful” và tên định danh của Bộ Quốc phòng Mỹ là SA-6.

Mỗi khẩu đội 2K12 gồm một số xe đặc chủng, một xe mang radar 1S91 25 kW băng G/H công suất 25 kW (xe SURN, tên định danh NATO là “Straight Flush”) có tầm hoạt động 75 km/47 dặm, trang bị một máy hỏi sóng liên tục, ngoài ra còn một hệ thống ngắm quang học. Khẩu đội tên lửa thường gồm 4 xe mang giá phóng (TEL), mỗi xe trang bị 3 đạn tên lửa và 4 xe tải mỗi xe mang 3 đạn tên lửa bổ sung và một cần cẩu. TEL dựa trên khung gầm của GM-578, trong khi xe radar 1S91 dựa trên khung gầm xe GM-568, tất cả được phát triển và chế tạo bởi MMZ.


4.Strela 2
9K32 “Strela-2” (tiếng Nga 9К32 “стрела-2”, ký hiệu của NATO SA-7 “Grail”) là một tên lửa đất đối không vác vai, tương tự như loại FIM-43 Redeye của Hoa Kỳ. Loại tên lửa này có điều khiển, sử dụng hệ dẫn hướng hồng ngoại bị động.

Strela 2 là thế hệ đầu của loại tên lửa vác vai Liên Xô, nó được đưa vào trang bị vào khoảng năm 1968. Mặc dù Strela 2 bị hạn chế về tầm bắn, tốc độ và độ cao, nhưng nó rất hữu hiệu khi đối phó với các mục tiêu bay thấp như máy bay ném bom bổ nhào, máy bay vận tải hoặc trực thăng, hay chí ít có thể buộc các phi công của đối phương phải bay cao hơn tầm hoạt động hiệu quả của nó, điều này làm tăng khả năng của việc phát hiện bằng ra đa và dễ bị tấn công bởi các hệ thống phòng không khác.

Cho tới thời điểm 2017, sau 50 năm được chế tạo, Strela-2 vẫn tiếp tục được sử dụng bởi một số quân đội, lực lượng quân sự. Strela-2 hiện đang giữ thành tích bắn hạ nhiều máy bay nhất trong số các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai trên thế giới, hơn cả loại FIM-92 Stinger của Mỹ.


5.Tổ hợp tên lửa S-300
S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 đã được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình cho Lực lượng Phòng không Xô viết. Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Hệ thống S-300 được Liên Xô triển khai lần đầu vào năm 1979 nhằm phòng thủ không trung cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận chống lại máy bay tấn công của đối phương.

Nhà phát triển quản lý dự án của S-300 là công ty Nga Almaz (thuộc sở hữu của chính phủ, viết tắt “KB-1”) mà hiện nay đang là một phần của Doanh nghiệp Phòng không “Almaz-Antei”. S-300 sử dụng tên lửa do phòng thiết kế MKB “Fakel” (một công ty riêng của chính phủ, viết tắt “OKB-2”) phát triển.

S-300 cũng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu máy bay tàng hình có diện tích bộ lộ radar nhỏ cỡ 0,02 m2, và được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất hiện tại, với nhiều thông số vượt trội hơn hệ thống đối thủ của Mỹ là MIM-104 Patriot[cần dẫn nguồn]. Ra-đa của nó có khả năng đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và bám sát chặt 12 trong số đó[cần dẫn nguồn]. Ở các phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của ra-đa được tăng cường, có thể theo dõi đến 300 mục tiêu và bám sát chặt 72 trong số đó.


6.9K35 Strela-10
9K35 Strela-10 (tiếng Nga: 9К35 «Стрела-10»; tiếng Anh: arrow – mũi tên) là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm thấp điều khiển bằng hồng ngoại/quang học, có độ cơ động cao. “9K35” là tên định danh GRAU của hệ thống; tên ký hiệu NATO là SA-13 “Gopher”.


7.Kh-59
Kh-59 Ovod (tiếng Nga: Х-59 Овод ‘Gadfly’; AS-13 ‘Kingbolt’) là một loại tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV của Nga, với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng và tầm phóng là 115 km. Kh-59M Ovod-M (AS-18 ‘Kazoo’) là một biến thể với một đầu đạn cỡ lớn và động cơ phản lực tuabin. Mục tiêu ban đầu khi thiết kế Kh-59 là tấn công các mục tiêu trên đất liền tương đương như loại AGM-84E SLAM của Mỹ, nhưng sau đó biến thể Kh-59MK chống hạm cũng được phát triển.


8.Kh-29
Kh-29 (tiếng Nga: Х-29; AS-14 ‘Kedge’;GRAU 9M721) là một loại tên lửa không đối đất của Nga với tầm bắn 10–30 km. Nó có đầu đạn cỡ lớn 320 kg, có hệ thống dẫn đường laser hoặc TV, và nó có thể trang bị trên các máy bay chiến đấu chiến thuật như Su-24 ‘Fencer’ và Su-30 ‘Flanker’.


9.P-270 Moskit
P-270 Moskit (Tiếng Nga: П-270 Москит) là tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng động cơ phản lực của Nga. (GRAU) gọi nó là 3M80. Tên NATO của loại tên lửa này là SS-N-22 Sunburn. Hệ thống tên lửa này do MKB Raduga thiết kế trong những năm 1970 làm phiên bản nối tiếp của P-120 Malakhit (SS-N-9). Moskit vốn được thiết kế để phóng từ tàu, nhưng các biến thể sau đó giúp nó có thể phóng từ đất liền (bằng các trạm phóng lưu động), dưới nước (tàu ngầm), hay trên không (theo báo cáo Sukhoi Su-33 và mẫu chiến đấu trên biển của Sukhoi Su-27 có thể mang loại tên lửa này). Loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.


10.Vympel R-73
Vympel R-73 (tên ký hiệu của NATO AA-11 Archer) được Vympel NPO phát triển, đây là một loại tên lửa tầm ngắn hiện đại của Nga. Nó được thiết kế để sử dụng trong các cuộc không chiến tầm gần.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN