Với sự đa dạng và phong phú của các dòng máy ảnh kỹ thuật số, việc chọn mình một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp chất lượng tốt để những bức ảnh được chụp ra có chất lượng cao phù hợp với túi tiền trở nên khá khó khăn. Dưới đây là một vài gợi ý tham khảo danh sách 6 máy ảnh Olympus được nhiều nhiếp ảnh gia lựa chọn
1 Olympus E-M10 MarkIII+14-42mm EZ
Hãng Olympus hôm nay (31/8/2017) vừa ra mắt công chúng chiếc máy ảnh mirrorless hệ M4/3 mới nhất OM-D E-M10 Mark III. Về cơ bản thì phiên bản này không thay đổi nhiều về ngoại hình hay phần cứng so với phiên bản trước, sự cải tiến chủ yếu đến từ phần mềm ở những tính năng được cập nhật cho kịp với thời đại bao gồm: Khả năng quay phim 4k, ISO khả dụng tăng từ 1600 lên 6400 và hệ thống lấy nét được mở rộng từ 81 lên 121 điểm.
Đây là phiên bản thế hệ thứ 3 để thay thế cho chiếc OM-D E-M10 Mark II đã ra mắt hồi năm 2015, E-M10 mark III tiếp tục sử dụng cảm biến có độ phân giải 16Mp, được thừa hưởng bộ xử lý hình ảnh TruePic VIII từ chiếc OM-D E-M1 Mark II cao cấp cho khả năng quay phim 4K 30p, kết hợp với tính năng chống rung 5 trục nổi tiếng của Olympus để cho hình ảnh rõ ràng hơn hay cả khi chụp và quay phim trong điều kiện thiếu sáng.
2 Olympus OM-D E-M10 Mark III
Hãng Olympus vừa ra mắt công chúng chiếc máy ảnh mirrorless hệ M4/3 mới nhất OM-D E-M10 Mark III. Về cơ bản thì phiên bản này không thay đổi nhiều về ngoại hình hay phần cứng so với phiên bản trước, sự cải tiến chủ yếu đến từ phần mềm ở những tính năng được cập nhật cho kịp với thời đại bao gồm: Khả năng quay phim 4k, ISO khả dụng tăng từ 1600 lên 6400 và hệ thống lấy nét được mở rộng từ 81 lên 121 điểm.
Đây là phiên bản thế hệ thứ 3 để thay thế cho chiếc OM-D E-M10 Mark II đã ra mắt hồi năm 2015, E-M10 mark III tiếp tục sử dụng cảm biến có độ phân giải 16Mp, được thừa hưởng bộ xử lý hình ảnh TruePic VIII từ chiếc OM-D E-M1 Mark II cao cấp cho khả năng quay phim 4K 30p, kết hợp với tính năng chống rung 5 trục nổi tiếng của Olympus để cho hình ảnh rõ ràng hơn hay cả khi chụp và quay phim trong điều kiện thiếu sáng.
3 Olympus E-PM2+14-42mm
Olympus PEN Mini E-PM2 là một máy ảnh có khả ăng hoán đổi ống kính và được hỗ trợ chế độ hướng dẫn trực tuyến. Chất lượng hình ảnh máy mang lại khá tốt, nhưng nếu bạn có thể dành thêm ngân sách để tiêu dùng thì có rất nhiều lựa chọn tốt hơn ở mức giá không cao hơn bao nhiêu.
Thiết kế và tính năng
E-PM2 là mẫu máy ảnh Micro Four Thirds có độ phân giải 16 megapixel. Kích thước và thiết kế của máy khá tương tự như E-PL5. Máy có kích thước 2.5×4.3×1.3 inch và nặng khoảng 9.5 ounce. Đây là kích thước khá tương tự như các mẫu máy ảnh mini có thể hoán đổi ống kính khác.
Máy được trang bị lens kit 14-42mm f/3.5-6 (tương đương 28-84mm). Máy có thể zoom tối đa 3x, đây là mức độ tiêu chuẩn cho một bộ lens kit có thể hoán đổi. Dòng máy ảnh Sony NEX được trang bị lens 18-55mm nhưng nếu so về góc độ quang học, nó không thể sắc nét bằng lens 14-42mm của Olympus.
Màn hình LCD phía sau của máy là là màn hình cố định với độ phân giải 460k. Đây là màn hình cảm ứng, bạn có thể lựa chọn điểm lấy nét và chụp ảnh bằng cách chạm vào màn hình. Ngoài ra, máy còn được trang bị chế độ Guide Live (hướng dẫn trực tuyến). Chế độ này giải thích các khái niệm nhiếp ảnh cơ bản trong giao diện menu. E-PM2 không được tích hợp Wifi và đèn flash.
Hiệu năng hoạt động
E-PM2 có hiệu năng hoạt động khá tốt. Máy khởi động và sẵn sàng cho lần chụp đầu tiên trong khoảng 1.6 giây. Thời gian lag tối thiểu của màn trập là 0.1 igây và máy có thể chụp liên tục với tốc độ khoảng dưới 8 khung hình mỗi giây. Với tốc độ chụp đó, bạn có thể chụp được khoảng 18 bức ảnh JPG hoặc 15 bức Raw + JPG hỗn hợp, đây là hai con số khá ấn tượng ở mức giá này. Bạn không bị giới hạn số bức hình khi chụp ở chế độ liên tục, tuy nhiên tốc độ sẽ giảm dần đi khi vượt qua 2 con số trên. Tuy nhiên, bạn có thể nhanh chóng xóa bộ nhớ đệm và lưu lại hình ảnh chỉ với 6.6 giây khi chụp JPG và 16.5 giây nếu chụp Raw.
Lens kit 14-42mm của máy là tương tự như lens Olympus trang bị kèm cho các dòng máy PEN khác. Chất lượng của lens này khá tốt, nhỏ gọn nhưng đem lại hình ảnh sắc nét và ít bị biến dạng. Khi sử dụng Imatest để đo chất lượng hình ảnh. Chúng tôi đã ghi nhận được 2233 lines tại 14mm f/3.5 và giảm xuống một chút còn 2047 lines tại 25mm. Ở khẩu độ 42mm, chúng tôi đo được chỉ còn 1880 lines, tuy nhiên đây vẫn là mức cao hơn mức tiêu chuẩn 1800 lines để hình ảnh được đánh giá là đủ độ sắc nét.
Khi kiểm tra độ nhiễu của hình ảnh, E-PM2 có thể giữ độ nhiễu ở dưới ngưỡng 1.5% cho tới ISO 3200, đó là một con số khá ấn tượng. Để biết thêm chi tiết về góc độ này, tại ISO 1600 hình ảnh rất đẹp cả về kiểm soát nhiễu và chi tiết hiển thị sắc nét.
Video có thể được máy ghi ở định dạng QuickTime với chất lượng 1080p/30fps hoặc 720p/30fps. Cảnh quay rất tốt với chi tiết sắc nét và màu sắc rõ nét. Khi sử dụng ống kính zoom, tiếng ồn phát ra đủ lớn để bị ghi đè vào âm thanh nền. Máy được trang bị một cổng USB để kết nối với máy tính và một cổng HDMI để kết nối với HDTV. Ngoài ra, máy còn được trang bị một pin sạc dự phòng và hỗ trợ thẻ nhớ các định dạng SD, SDHC và SDXC.
4 Olympus EP-L8+14-42mm-EZ
Trong khi E-M1 Mark II thuộc dòng sản phẩm OM-D hướng tới chất lượng ảnh chụp thì E-PL8 thuộc dòng sản phẩm Pen chú trọng sự nhỏ gọn, tính thời trang với ưu điểm là dễ sử dụng. Mẫu máy ảnh không gương lật này sở hữu thiết kế bắt mắt, với 3 phiên bản màu phù hợp với phụ nữ.
Khác biệt lớn nhất của E-PL8 so với E-PL7 là phần báng cầm được làm gọn hơn, đem lại cảm giác vừa nhẹ nhàng vừa tinh tế. Olympus cho biết loại da bọc máy cũng có chất lượng cao hơn. Thân kim loại chắc chắn và tương đối kín khít, có thể chống nước tạt hoặc mưa nhỏ.
Về cấu hình, phiên bản mới vẫn sử dụng cảm biến micro-four-thirds độ phân giải 16MP. Cảm biến được hỗ trợ bởi một hệ thống chống rung 3 trục. Bộ xử hình ảnh TruePic VII cung cấp phạm vi ISO 200-25.600, tốc độ chụp cao nhất 1/4.000s, khả năng chụp liên tục tối đa 20fps khi khóa nét. Hệ thống lấy nét của máy gồm 81 điểm tương phản.
Màn hình LCD vẫn có kích cỡ 3 inch độ phân giải 1,04 triệu màu, có khả năng lật 180° thuận tiện cho việc selfie. Để tối ưu kích thước E-PL8 không được trang bị kính ngắm. Giá bán riêng thân máy là 550USD và mua kèm ống kính 14-42mm F/3.5-5.6 là 650USD.
5 Olympus E-M1 Mark II
Sở dĩ được mệnh danh như vậy, bởi mẫu flagship mới nhất Olympus có tốc độ chụp “nhanh đến không tưởng”. Cụ thể, ở chế độ lấy nét liên tục và sử dụng màn trập điện tử, máy có thể chụp với tốc độ 18 khung hình/giây ở định dạng RAW. Nếu khóa nét, tốc độ của máy có thể đẩy lên đến 60 khung hình/giây. Nếu sử dụng màn trập cơ, tốc độ chụp của E-M1 Mark II cũng rất ấn tượng.
Theo Petapixel, E-M1 Mark II được trang bị cảm biến Micro Four Thirds độ phân giải 20.4MP, kết hợp với màn trập điện tử, cùng hệ thống chống rung 5 trục Synchronous Image Stablization. Đặc biệt, máy sử dụng bộ chip xử lý hình ảnh Quadcore TruePic VIII hoàn toàn mới, cho tốc độ xử lý nhanh hơn 3,5 lần so với thế hệ trước, đây được coi là một trong những yếu tố giúp tốc độ chụp của E-M1 Mark II
Hệ thống lấy nét Dual Fast AF trên E-M1 Mark II được tích hợp 121 điểm cross-type, cho tốc độ bắt nét siêu nhanh, rất lý tưởng cho các thể loại chụp ảnh chuyển động nhanh như thể thao. Bên cạnh đó, máy có khả năng quay video độ nét cao 4K tại 30fps và có thể chụp ảnh tĩnh High Res Shot Mode cho độ phân giải lên tới 50MP.
6 Olympus PEN-F
PEN-F nhỏ gọn và khá nặng tay, cầm lên là biết 90% đây là máy cao cấp rồi, mọi thành phần trên máy ảnh được hoàn thiện rất sắc nét và cứng cáp. Hầu hết mặt trước đều được bọc da sần giúp mang lại nét hoài cổ cũng như làm cho người cầm có cảm giác cao cấp và bám tay hơn. Máy không có cục gù đằng trước ở bên cạnh phải nhưng mình cũng không cảm thấy bất tiện bởi vì phía sau có một cái gờ nhỏ dùng để tựa ngón tay cái vào, giúp cầm máy chắc chắn hơn.
Trên thân của PEN-F có rất nhiều chi tiết thuộc về “cơ khí”, cụ thể đó là các núm xoay và bánh răng điều khiển. Những bánh răng này xoay theo kiểu từng nấc một, mỗi khi xoay đều cảm nhận được sự chắc chắn và ăn khớp vô cùng đã giữa các chi tiết ở bên trong.