Top 6 địa điểm du lịch mà bạn nên đến khi tới Quảng Ngãi

0
1545
Vật Phẩm Phong Thủy

Từ lâu, Quảng Ngãi đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Quảng Ngãi dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.

1. Đảo Lý Sơn
Đảo Lý Sơn còn có tên gọi khác là Cù Lao Ré, là vết tích còn lại của 5 miệng núi lửa đã tắt. Nơi đây nổi tiếng với bãi biển trong vắt, thiên nhiên hoang sơ và con người thân thiện.
Lý Sơn còn nổi tiếng là “vương quốc hành tỏi”. Những mẫu ruộng trồng hành tỏi dọc ngang chia thành các ô nhiều màu sắc, nằm xen kẽ là những ngôi nhà san sát vừa cổ vừa hiện đại. Vùng biển cả mênh mông xanh ngắt, quanh năm sóng vỗ rì rào bao bọc xung quanh.
Nối liền giữa dãy núi đá hùng vĩ và bờ biển là bức tượng Quan Âm in trên nền trời cao xanh lồng lộng. Bức tượng là một phần trong quần thể kiến trúc chùa Hang. Người xưa đã tận dụng hang động nằm sâu trong lòng núi, sát bên bờ biển, để xây dựng nên ngôi chùa hòa hợp với cảnh thiên nhiên.

2. Khu chứng tích Sơn Mỹ
Khu chứng tích Sơn Mỹ (hay Khu chứng tích Mỹ Lai), nằm trên quốc lộ 24B thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi tưởng nhớ vụ thảm sát Sơn, thực hiện bởi một lực lượng của Quân đội Hoa Kỳ vào buổi sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, trong Chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, du khách có thể trực tiếp nhìn thấy những bức ảnh ghi lại tội ác chiến tranh được trưng bày tại nhà chứng tích Sơn Mỹ hoặc tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội).

Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân đội Hoa Kỳ thực hiện truy quét lực lượng Việt Cộng tại Mỹ Lai (Sơn Mỹ). Binh lính – dân chúng, gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già, rồi tiến hành xả súng giết hại họ, cùng với việc đốt cháy nhà cửa và tiêu diệt vật nuôi, hãm hiếp phụ nữ và trẻ em trước khi giết họ. Tổng số 504 dân thường đã bị giết cho đến khi một nhóm lính Mỹ từ một máy bay trực thăng quân sự của Hoa Kỳ can thiệp.

3. Thành cổ Châu Sa
Theo các nhà nghiên cứu, Châu Sa là thành bằng đất duy nhất của người Chăm đã tìm thấy được. Khuôn viên của thành được bao bọc bởi những bờ hào khá sâu. Thành còn có hai gọng thành (gọi là càng cua) nối thành nội với sông Trà (người Chăm rất giỏi thuỷ chiến nên thường xây dựng thành quách ở gần những con sông lớn). Châu Sa là địa điểm có nhiều ưu thế về phòng thủ nên được các nhà quân sự chọn làm điểm xây thành. Nơi đây vẫn còn sót lại những hào thành có hình bàn cờ nổi với Cổ Lũy vốn là tiền đồn của người Chăm. Vào những đêm tối trời chỉ cần đốt lên một ngọn lửa ở đây là quan quân ở thành Châu Sa sẽ nhận ra tín hiệu cấp báo có quân giặc tới.

Ở gọng thành phía Đông ngày xưa vốn là nơi sản xuất gốm. Qua khai quật người ta đã tìm thấy ở đây nhiều loại gốm với chủng laọi văn hoá khác nhau. Ở vùng của biển Sa Kỳ và bến sông Vực Hồng vùng Thu Xà cũng tìm được những mảnh gốm có cùng niên đại với Châu Sa.

4. Thiên Ấn niêm hà
Núi Thiên Ấn cao 106 mét, có dạng hình thang cân, nhìn từ phía hữu ngạn sông Trà, tựa như chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông, vì vậy người xưa gọi tên thắng cảnh này là “Thiên Ấn Niêm Hà” (quả ấn của trời đóng niêm xuống dòng sông). Con đường đi lên đỉnh men theo sườn núi từ phía Nam, xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ, lòng đường rộng, độ dốc không lớn, có thể lên xuống núi bằng ô-tô, xe máy một cách thuận tiện. Ngoài ra, còn có con đường tắt, kè đá thành những bậc cấp, chỉ riêng cho người đi bộ.

Đỉnh núi Thiên Ấn bằng phẳng, tạo thế nhìn phóng khoáng, bao quát một vùng không gian rộng lớn với những ruộng đồng, đồi núi, làng mạc, sông nước, hợp thành một bức tranh phong cảnh hữu tình. Ẩn hiện dưới bóng cây cổ thụ, chiếm một diện tích tương đối lớn, là ngôi chùa cổ Thiên Ấn. Phía Đông Thiên Ấn tự là khu viên mộ gìn giữ pháp thân của tổ khai sơn và các vị sư tổ, sư trụ trì đã viên tịch qua các thời kỳ.

Chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695 (năm Chính Hòa thứ 15, đời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong). Tổ khai sơn ngôi chùa là Thiền sư Pháp Hóa (1670-1754), tục danh Lê Diệt, hiệu Minh Hải Phật Bảo, gốc người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, thuộc dòng thiền Lâm Tế. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am tĩnh mịch, sau đó dần dần trùng tu, mở rộng, thu hút được nhiều Tăng Ni, Phật tử và trở nên nổi tiếng. Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1717, đời vua Lê Dụ Tông), chúa Nguyễn Phúc Chu, một người rất sùng mộ đạo Phật, đã ban cho nhà chùa biển ngạch SẮC TỨ THIÊN ẤN TỰ. Tấm biển này sau đó bị hư hại và được Thiền sư Hoàng Phúc tái tạo vào năm 1946.

5. Bãi tắm Sa Huỳnh
Sa Huỳnh hay còn được gọi là Sa Hoàng có nghĩa là cát vàng. Nơi đây là vựa muối lớn của miền Trung thuộc địa phận huyện Đức Phổ. Sa Huỳnh là một bãi biển đẹp đã thu hút rất nhiều du khách. Cát biển Sa Huỳnh không có màu trắng mà có màu hơi vàng, dưới ánh nắng mặt trời bãi biển thật óng ánh và đẹp mắt. Bãi tắm Sa Huỳnh trãi dàimvới nhiều thắng cảnh và không có đá ngầm nên rất an toàn cho du khách khi thả mình dưới dòng nước trong xanh.

6. Các bãi biển đẹp
Bãi biển Mỹ Khê thuộc địa phận thôn Cổ Luỹ, xã Tịnh Khê của huyện Sơn Tịnh. Mỹ Khê là bãi tắm lý tưởng của Quảng Ngãi với không gian mênh mông, có bãi cát mịn chạy dài 7 km, độ dốc thoải và được che chắn kín đáo. Đến với Mỹ Khê, ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển và hít thở bầu không khí trong lành, du khách còn được thăm quan tưởng niệm khu chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ.

Biển Khe Hai nằm ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn. Khe Hai có bãi cát trắng mịn với rặng phi lao ngút ngàn song hành cùng bờ biển xanh. Phía tây là ngọn núi chạy dài từ bờ rồi lấn sâu ra biển đã tạo thành một nửa vòng cung rất đẹp, đó chính là dãy Bàn Than. Phía đông có hòn núi nhô lên được gọi là Hòn Ông.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN