Đà Lạt luôn là điểm đến thu hút trên bản đồ du lịch thế giới. Một trong những lý do hấp dẫn du khách chính là các công trình kiến trúc đa dạng và đầy sáng tạo ở nơi đây. Có vẻ như người Đà Lạt chẳng hề đặt ra bất kì giới hạn nào cho trí tưởng tượng của mình khi bắt tay vào thiết kế. Nên dù mang dáng hình và kích cỡ khác nhau, nhưng những tác phẩm này đều tựu chung một điểm, đó là khả năng khiến người ta choáng ngợp ngay từ cái nhìn đầu tiên.
1 Nhà Ga Đà Lạt
Ga hỏa xa Đà Lạt do kiến trúc sư Revéron thiết kế với khái niệm sáng tác theo hình thức kiến trúc Anglo – normand mới, chịu nhiều ảnh hưởng của kiểu kiến trúc hiện đại. Kiến trúc sư Moncet đã hoàn chỉnh thêm một số chi tiết của hồ sơ thiết kế này và giám sát công trình.
Công trình khởi công năm 1935 và hoàn thành năm 1938. Đây là lần đầu tiên người ta đưa yếu tố mỹ thuật kiến trúc và ý nghĩa của công trình vào việc xây dựng một công trình có tính mỹ thuật.
Toàn bộ khu vực ga nằm trên một khu vực bằng phẳng và rộng rãi. Nhà ga có chiều dài 66m, chiều rọng 11.5m, chiều cao đại sảnh 11m. Mặt bằng được tổ chức theo nguyên tắc gần như đối xứng qua một trục vuông góc với mặt tiền: một phòng lớn ở giữa (37m x 10m) và các phòng phụ nhỏ nối dài sang hai bên.
2 Chùa Linh Phước (chùa ve chai)
Từ chợ Đà Lạt => qua cầu ông Đạo đi đường Trần Quốc Toản => Hồ Tùng Mậu => đường Trần Hưng Đạo => đường Hùng Vương => đi theo Quốc Lộ 20 xuống hết con dốc thuộc địa phận Trại Mát, đi khoảng 800 nữa nhìn sang bên tay phải sẽ thấy bức tranh hình tượng Phật Di Lạc đi vào khoảng 70m bạn sẽ thấy hiện ra một ngôi chùa kỳ lạ được tạo nên bởi hàng triệu mảnh ve chai.
Năm 1990 dưới sự thiết kế và chỉ huy thi công của Thầy Trụ trì đời thứ năm là Thượng Tọa Thích Tâm Vị và sự đóng góp của Phật tử địa phương cùng Phật tử các nơi, Chùa đã được xây dựng lại toàn bộ như ngày nay.
Công trình đầu tiên gây được ấn tượng với khách hành hương là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49 m quanh tượng đài Phật Di Lạc. Vây rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên đỉnh.
Tiếp theo phải kể đến chánh điện và Tiền đàng bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33 m, rộng 22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng.
3 Nhà Thờ Domanine De Marie
Nhà thờ hiện nay nằm trên đường Ngô Quyền, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 1km về phía Tây Nam và nằm đối diện bệnh viện tỉnh Lâm Đồng, nhà thờ còn có tên gọi khác là Lãnh Địa Đức Bà được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1944 do phu nhân toàn quyền xứ Đông Dương khi ấyJean Decoux đứng ra quyên góp của giáo dân khắp nơi.
Nhà thờ Domaine de Marie cũng còn có tên gọi khác là Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào – đồi Mai Anh) là một cụm công trình kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (Filles de la charité de saint Vincent de Paule) – một tu hội nữ tu lâu đời có mặt tại Việt Nam từ năm 1928.
4 Nhà Thờ Con Gà
Nhà thờ con gà ở Đà Lạt nằm trên đường Trần Phú còn được gọi tên gọi khách là Nhà thờ Chánh Tòa. Nơi đây tập trung rất nhiều Khách sạn Đà Lạt nổi tiếng như Novotel, Sammy…
Nhà thờ Con gà là một trong những kiến trúc cổ xưa tiêu biểu còn xót lại từ thời Pháp thuộc. Đây là một trong những nhà thờ lớn nhất của Đà Lạt. Sở dĩ nhà thờ có tên gọi là con gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà lớn
Nhà thờ được bắt đầu xây dựng từ năm 1931 tới năm 1942 thì hoàn thành. Nhà thờ con gà có chiều dài 65m và chiều cao là 47m. Nếu quý khách có dịp leo lên tháp chuông thì có thể nhìn thấy một số cảnh đẹp trong thành phố.
Phần phía trên cao của nhà thờ được lắp 70 tấm kính màu mang đậm phong cách của kiến trúc Châu âu thời trung cổ. Cứ mỗi dịp giáng sinh nhà thờ con gà lại đón rất nhiều khách du lịch Đà Lạt tới dự lễ và tham quan.
Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.
5 Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt
Ngôi trường được thiết kế theo cấu trúc độc đáo mang phong cách Pháp, tòa nhà bao gồm 4 tầng lầu và một tháp chuông được xây bằng gạch đỏ không tô được xây theo hình vòng cung, dù trải qua hơn 80 năm nhưng ngôi trường vẫn còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn những đường nét kiến trúc cổ điển. Được xếp hạng là một trong hai công trình di tích cấp quốc gia tại Đà Lạt, trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt mở cửa cho khách tham quan vào khung giờ 11:00-13:00 và buổi chiều từ 4:00 đến 6:00.
6 Thiền viện Trúc Lâm
Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt là ngôi thiền viện theo dòng phái Trúc Lâm Yên Tử, là ngôi thiền viên lớn nhất Việt Nam tọa lạc trên núi Phượng Hoàng. Ít ai biết được ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1993 và chỉ sau 1 năm đã hoàn thành.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt bao gồm 2 khu vực chính. Khu vực ngoại viện, bao gồm nhiều kiến trúc quan trọng của công trình như Lầu chuông, Gác trống, hồ Tịnh Lâm,… và khu vực nội viên tăng, nội viện ni – nơi tu tập của các sư tăng và sư ni tại thiền viện. Để khám phá hết những cảnh đẹp nơi đây bạn phải mất khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ.