Top 5 ngọn đèo du lịch tuyệt đẹp nổi tiếng của Việt Nam

0
1297
Vật Phẩm Phong Thủy

Những con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, với địa hình có nhiều đồi núi, đất nước hình chữ S xinh đẹp đã tạo ra những cung đường mà du khách mỗi lần đi qua không thể nào không toát nên sự thán phục.

1. Đèo Hải Vân (Đà Nẵng – Huế)

Ðèo Hải Vân nổi lên trên nền nước biển xanh ngắt của biển Ðông, trải dài khoảng 20 km từ Huế đến Ðà Nẵng. Ðó là một vùng đèo cao nằm dọc theo bờ biển dài 1600km của Việt Nam. Trong nhiều thế kỉ, vùng đèo này đã tạo thành một bức tường ngăn cách giữa nền văn hoá Chàm cổ ở phía Nam và nền văn minh kế thừa của tộc Việt tại vùng châu thổ sông Hồng, là đường phân chia giữa những ảnh hưởng văn hoá từ phía bắc và phía nam châu Á.
Ngày nay, đèo Hải Vân là hàng rào khí hậu giữa vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa Nam Á là miền Nam với khí hậu 2 mùa: mùa khô và mùa mưa và miền Bắc nằm trong khí hậu cận ôn đới. Ði trên quốc lộ số 1, bạn sẽ cảm nhận được làn gió mát mơn man đồng thời thưởng thức những phong cảnh tuyệt vời trên dọc đường đi tới một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.
Từ Ðà Nẵng, theo quốc lộ số1, chúng ta vượt sông Nam Ô, kề với một làng trùng tên vốn nổi tiếng khắp đất nước là nơi sản xuất ra loại nước mắm ngon nổi tiếng. Bắt đầu từ đây, con đường dốc dần lên, như sợi chỉ trắng quấn trên triền núi xanh lục, cho tới khi lên đến đỉnh sẽ thấy toàn cảnh vịnh và thành phố bên dưới hiện ra đột ngột, đẹp đến sững sờ. Xa xa, dải cát trắng phau của bãi biển Non Nước trải rộng tới tận chân trời, vượt ra tận những tảng đá chênh vênh của Ngũ Hành Sơn.

2. Đèo Pha Đin (Sơn La – Điện Biên)

Cách thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên gần 100 km, Đèo Pha Đin là ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Với độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, Pha Đin được mệnh danh là một trong “tứ đại đèo” vùng Tây Bắc cùng với đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Mã Pì Lèng.
Đến Pha Đin, du khách sẽ được trải nghiệm các cung đường uốn lượn, những khúc cua gấp với vực đèo sâu thăm thẳm. Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ của mây trời, vẻ đẹp núi rừng hùng vĩ trùng điệp, xa xa thấp thoáng những bản làng. Đặc biệt, khi đến đây, du khách được ngắm nhìn nhiều loài hoa sặc sỡ trồng ở khu du lịch “Pha Đin Pass”.

Từ thành phố Điện Biên Phủ lên đỉnh đèo Pha Đin, dọc theo Quốc lộ 279 hướng đi huyện Tuần Giáo, nếu di chuyển bằng xe máy, du khách sẽ được trải nghiệm, khám phá những cung đường uốn lượn, gấp khúc, chiêm ngưỡng thung lũng hoa dã quỳ dọc hai bên đường. Dừng chân ở đèo Tằng Quái, du khách có thể ngắm “biển mây” bồng bềnh, trắng xóa trải rộng khắp thung lũng Ẳng Nưa. Đến huyện Tuần Giáo, du khách sẽ chinh phục chặng đường đèo Pha Đin vòng cung, uốn lượn với độ dốc cao, vực sâu thăm thẳm.

Đèo Pha Đin tiếng Thái gọi là “Phạ Đin”, trong đó Phạ là “trời”, Đin là “đất” có nghĩa là nơi giao thoa giữa đất và trời. Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Pha Đin là một tuyến giao thông huyết mạch để vận chuyển vũ khí, lương thực cho Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) của Quân đội ta…

Đặt chân lên đến đỉnh đèo Pha Đin, du khách sẽ cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, với những dãy núi trùng điệp nhấp nhô, trải rộng khắp không gian, phóng tầm mắt xuống dưới thung lũng thấp thoáng vài ngôi nhà sàn, cảnh vật hiện ra như bức tranh huyền ảo. Đỉnh đèo ở độ cao hơn 1.000 m, sáng sớm có chút se lạnh, gió mát, không khí trong lành, đến gần trưa bầu trời trong xanh, hoa lá, cảnh vật như khoác lên mình chiếc áo mới, cảnh sắc dưới ánh nắng càng tươi xanh, tràn ngập sức sống.

3. Đèo Cù Mông (Bình Định – Phú Yên)
Đèo Cù Mông là một trong những con đèo nổi tiếng nhất ở Việt Nam bởi vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ, lý thú. Thu hút khách du lịch đến đây hằng năm. Đèo cù Mông là ranh giới giữa hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đèo Cù Mông nằm trên quốc lộ 1A, Chân đèo phía Bắc thuộc địa bàn phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chân đèo phía Nam thuộc xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đèo nằm trên núi cũng có tên là Cù Mông, một phần của dãy Trường Sơn Nam, hay còn gọi là dãy Nam Sơn. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên và đi vào các tỉnh miền Nam Trung Bộ.
Đèo Cù Mông có chiều dài ngắn nhất Việt Nam với chiều dài 7km, đỉnh cao 245m so với mực nước biển, với độ dốc hiểm trở 9%, có nhiều khúc cua, hai bên là sườn núi cao. Đây là đèo có độ nguy hiểm và hiểm trở nhất nhì ở nước ta. Theo một vài tư liệu, đèo Cù Mông chính là ranh giới của hai nước Đại Việt và Chiêm Thành ở gần cuối thế kỷ thứ 15. Ngọn núi bên cạnh Đèo Cù Mông có thế hình con rồng nằm ngủ vục đầu bên ngọn núi. Đuôi vươn mình níu giữ chân núi Ngọc Linh.

4. Đèo Ngang (Hà Tĩnh – Quảng Bình)

Đèo Ngang hay Hoành Sơn Quan thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75km về hướng nam. Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, nối hai tỉnh Hà Tĩnh và Quãng Bình. Phong cảnh đèo Ngang hùng vĩ, dưới chân đèo là những bãi tắm sạch, đẹp. Trên đèo có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và nhiều am, miếu cổ. Nơi đây được quy hoạch thành khu di lịch Đèo Ngang – Hòn La với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng.

Với vẻ đẹp thiên nhiên tạo cùng với những sự kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung và giữ vai trò quan trong trong việc hình thành các miền khí hậu của Việt Nam.

5. Đèo Ngoạn Mục (Ninh Thuận)

Cái tên Ngoạn Mục nghe cũng hình dung ra được ngọn đèo này có nhiều điều ly kỳ, ngoạn mục. Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Sông Pha là một trong những ngọn đèo có cảnh quan đẹp nhất đèo núi ở Việt Nam, đèo nằm trên địa phận tỉnh Ninh Thuận. Đèo Ngoạn Mục được khai phá từ cuối thế kỷ 19, lúc ấy có tên là Bellevue. Chiều dài đèo 18,5km, độ dốc trung bình là 9độ, đỉnh đèo cao 980m. Toàn đèo có 4 khúc cua khuỷu tay rất gấp, đường đèo ngoằn ngoèo, uốn lượn mềm mại qua những đồi núi lớn nhỏ khác nhau, phong cảnh rất thơ mộng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN