Trong suốt thế kỷ qua, không một nhà văn nào đạt tới danh tiếng và mức độ ảnh hưởng ở thể loại kinh dị như Stephen King. Với 54 tiểu thuyết và khoảng 200 truyện ngắn, cây bút người Mỹ này đã tạo ra một “vũ trụ kinh dị” để khán giả chìm đắm trong đó.
Ngay từ thành công của tiểu thuyết đầu tay được xuất bản năm 1973 của ông mang tên Carrie, các hãng phim đã lập tức chú ý. Cái tên Stephen King được ca ngợi như “ông hoàng kinh dị”, còn tác phẩm của ông thì được săn đón để đưa lên màn ảnh.
Trong năm 2017 sẽ có không ít trong số này được chuyển thể, từ các tựa phim đình đám như The Dark Tower, It cho tới các dự án ít được chú ý hơn như I Am the Doorway hay TV series The Mist. Đây có lẽ là lúc điểm qua những tác phẩm chuyển thể của Stephen King đã trở thành kinh điển.
1 Carrie (1976):
Carrie White (Sissy Spacek) là một cô gái 17 tuổi nhút nhát, rụt rè; mẹ của cô là một người phụ nữ sùng đạo đến hoang tưởng. Carrie thường là đối tượng bị bắt nạt bởi bọn con gái khác trong lớp, nhưng đó là vì chúng không biết rằng Carrie tiềm ẩn một khả năng siêu linh vô cùng khủng khiếp luôn chực chờ bùng nổ.
Câu chuyện của Carrie nghe rất giống backstory của nhiều dị nhân nhà X-Men, hẳn là nếu cùng một thế giới, có lẽ cô đã được chào đón bởi người đàn ông phúc hậu ngồi trên chiếc xe lăn sắt. Song đây lại là một tựa phim kinh dị, với cái kết vô cùng bi kịch. Một điểm khá đặc biệt (và đây là một điểm hay), đó là hầu hết các phim kinh dị (trừ thể loại slasher films – giết người hàng loạt) những năm 60-70 không đưa ra mối hiểm họa, “con quái vật” ngay từ đầu – hoàn toàn không muốn thu hút người xem bằng những chi tiết giật gân vụn vặt. Thay vào đó, Carrie, hay một đại diễn tiêu biểu khác là Rosemary’ Baby (1968), dành 3/4 thời lượng để xác lập mối quan hệ và xây dựng mâu thuẫn tăng tiến giữa các nhân vật, để rồi “chốt hạ” bằng một trường đoạn kinh hoàng vào cuối phim.
Trường đoạn kinh hoàng trong Carrie chính là “prom scene”, khi cô nàng được cậu bạn Tommy đẹp trai mời dự tiệc cuối khóa (Quả nhiên prom trong phim kinh dị Mỹ thường là nơi “có biến”). Đây cũng là lúc mà toàn trường được thấy vẻ đẹp thật sự của Carrie White, với khuôn mặt thơ ngây, trong sáng cùng chiếc đầm trắng điệu đà, khác hẳn hình ảnh một cô “mọt sách” mà họ thường thấy. Tuy nhiên vì một trò chơi khăm của “phe phản diện”, cái kết của cảnh này đã trở thành một trong những phân cảnh đáng sợ nhất trong lịch sử phim kinh dị xứ cờ sao. Lúc này, Carrie triển khai được một lối dựng phim độc nhất vô nhị: màn ảnh được chia ra làm hai, với đôi mắt trợn trừng như quỷ dữ của Carrie White đối lập hoàn toàn với số phận thảm thương của các nhân vật khác.
2 The Shining (1980):
Xong phần càm nhàm những điều “vớ vẩn”, đến phần tóm lược sơ qua về nội dung phim. Toàn bộ phim có 3 nhân vật chính đó là Jack Torrance (Jack Nicholson) trong vai người chồng, Wendy Torrance (Shelley Duvall) vai người vợ và cậu con trai Danny Torrance (Danny Lloyd). Jack nhận trông coi 1 khách sạn Overlook Hotel hẻo lánh ở trên núi trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 khi khách sạn phải đóng cửa vì mùa đông ở đây quá khắc nghiệt. Anh ta đưa cả gia đình là Wendy và Danny đến Overlook, bỏ qua lời cảnh báo của Stuart Ullman (Barry Nelson)- người quản lý về việc trước đó trong khách sạn này đã có 1 quản gia tên Delbert Grady (Philip Stone) đã giết cả nhà anh ta bao gồm vợ và 2 đứa con gái mới chỉ 8-10 tuổi. Sau vẻ cổ kính, hào nhoáng của Overlook Hotel ẩn chứa những bí mật kinh khủng, đó là sự cô đơn, nỗi sợ hãi, vọng tưởng, điên loạn. Và liệu một bi kịch nữa có xảy ra với gia đình của Jack giống như bi kịch nhiều năm về trước.
Không thể không nhắc đến Stephen King-tác giả của tiểu thuyết kinh dị The shining xuất bản năm 1977 sau đó đã được đạo diễn Stanley Kubrick chuyển thể thành phim vào năm 1980. Mặc dù có rất nhiều mâu thuẫn về việc chọn diễn viên cho tác phẩm này giữa Stephen và Kubrick, nhưng cuối cùng The shining vẫn khẳng định được tên tuổi và vị trí của nó trong làng điện ảnh thế giới. Theo Wikipedia, phim nhận được những đánh giá rất có giá trị như Phim đứng thứ 55 trong top 250 của Internet Movie Database, nhân vật Jack Torrance đứng thứ 25 trong Danh sách 100 anh hùng và kẻ phản diện của Viện phim Mỹ, câu thoại của Jack Torrance “Here’s Johnny!” đứng thứ 68 trong Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ.
3 The Dead Zone (1983):
Ở thị trấn Castle Rock, Maine, Johnny Smith (Christopher Walken), một giáo viên trẻ tuổi, đang có cảm tình với đồng nghiệp Sarah Bracknell (Brooke Adams). Sau khi bị nhức đầu sau một hành trình dài, Johnny đã lịch sự từ chối lời mời đi chơi của Sarah. Khi anh lái xe về nhà qua thời tiết khắc nghiệt, Johnny đã bị tai nạn xe hơi khiến anh rơi vào tình trạng hôn mê kéo dài. Tỉnh dậy dưới sự chăm sóc của bác sĩ thần kinh học Sam Weizak (Herbert Lom) và thấy rằng năm năm đã trôi qua và rằng Sarah đã kết hôn và có con. Johnny cũng khám phá ra rằng giờ đây anh ấy có khả năng tâm linh để học bí mật của một người (quá khứ, hiện tại, tương lai) thông qua tiếp xúc trực tiếp với họ. Khi chạm tay y tá, anh ta có một tầm nhìn về con gái bị mắc kẹt trong lửa. Anh cũng thấy rằng mẹ của Weizak, người đã chết trong Thế chiến II, vẫn còn sống. Johnny được hỏi bởi cảnh sát trưởng (Tom Skerritt) vì đã giúp đỡ một loạt các vụ giết người, nhưng anh ta muốn có không gian yên tĩnh một mình và do đó đã từ chối. Thay đổi trái tim, Johnny đồng ý giúp cảnh sát và, thông qua một tầm nhìn tại hiện trường vụ án, anh ta phát hiện ra rằng phó của cảnh sát trưởng là kẻ giết người. Trước khi họ có thể bắt giữ ông ta thì tên này đã tự sát. Johnny sau đó bị bắn bởi mẹ của người đàn ông, người lần lượt bị giết bởi cảnh sát trưởng.
4 Children of the Corn (1984):
nhỏ bé Nebraska của Gatlin. Đó là khoảng thời gian lười biếng giữa sự kết thúc của các dịch vụ nhà thờ và bắt đầu bữa tối chủ nhật khi hầu hết trẻ em cảm thấy thoải mái – nhưng không phải sáng nay. Các trẻ em Gatlin, theo hướng của Isaac Isaac, trông giống như con quỷ của John Brown, nổi lên và giết người lạnh lùng trong Gatlin trên 19 tuổi. Họ sử dụng dao thịt, rìu, liềm và bất cứ thứ gì khác là tiện dụng.
Tất cả những điều này xảy ra trong trình tự kiểm soát nhanh chóng, hiệu quả, máu đã vạch ra, bắt đầu “Children of the Corn”, một bộ phim kinh dị khác từ những gì phải là bộ xử lý văn bận rộn nhất trong kinh doanh hư cấu, thuộc về Stephen King ( “Carrie,” “The Shining”, “Christine” và những người khác).
Ông King đã không thực sự viết kịch bản, chỉ có truyện ngắn được chỉnh sửa bởi George Goldsmith và đạo diễn Fritz Kiersch. Tuy nhiên, đối với những người coi ông King một cách nghiêm túc, đây là bằng chứng ngô King cao, có nghĩa là nó có một cú đá cho dù nó không có nhiều hương vị.
Ông đã theo đuổi nỗi ám ảnh mà ông chia sẻ với một số nhà văn khác trong bộ phim kinh dị này, trong đó có Ray Bradbury và Saki (HH Munro), đó là: “Children of the Corn”, được phát hành ngày hôm nay tại Loews State và các rạp chiếu phim khác , rằng trẻ em, hoặc đơn lẻ hoặc đi du lịch trong gói, không phải là đáng tin cậy với bất cứ điều gì sắc nét và chỉ hoặc cùn và nặng.
Sau đoạn mở màn, bộ phim sẽ nhảy ba năm trước, khi anh chàng trung thành với bộ phim kinh dị lãng mạn, Dr. Burt Stanton và bạn của anh, Vicky, lái xe từ Bờ biển phía Đông đến bệnh viện của Burt ở Seattle, thấy mình ở Gatlin và lên đến cổ của họ trong vụ giết người.
Tiếp tục đọc truyện chính
Trong quá trình khủng khiếp ngày này, Burt và Vicky gặp một Isaac nhỏ bé nhưng hung dữ, bộ trưởng trên trái đất cho Người Đi Đi Đằng Sau Hàng; Isaac của người thi hành tuổi teen, một cậu bé tóc đỏ mặt có tên là Malachai; Rachel, người điều hành của Isaac chịu trách nhiệm về các sinh mệnh của con người, và hai đứa trẻ không bị chuyển hướng cuối cùng trong thành phố, Job và em gái 8 tuổi Sarah, người đã vẽ những bức ảnh về các sự kiện chưa diễn ra. Bên cạnh Job và Sarah, họ là một thủy thủ đoàn để làm xấu hổ gia đình Manson.
5 Misery (1990):
Stephen King là một trong những tiểu thuyết gia danh tiếng nhất của thế giới đương đại. Đa số tác phẩm của ông đều được chuyển thành phim. Ông viết nhiều thể loại, nhưng thể loại kinh dị là được hâm mộ nhiều nhất. Năm 1987, Stephen King cho ra mắt cuốn The Eyes of the Dragon (Mắt rồng) mang nhiều yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. King bất ngờ khi đa số độc giả của ông phản ứng dữ dội thậm chí hắt hủi cuốn sách này vì họ cho rằng nó thiếu tính kinh dị. King không hài lòng khi độc giả cứ áp đặt và trói buộc ông với thể loại kinh dị giả tưởng. Sự khó chịu ấy là một trong những nguồn cảm hứng để King cho ra đời tiểu thuyết Misery. Misery kể câu chuyện về nhà văn Paul Sheldon, tác giả bộ tiểu thuyết mà nhân vật chính tên là Misery Chastain. Sau đó Paul Sheldon gặp tai nạn xe, ông được Annie Wilkes, một người đàn bà cục mịch cứu. Sheldon bị thương nặng không thể đi được nên cô ta đưa Sheldon về nhà săn sóc. Khi biết được nhà văn Sheldon đã khai tử nhân vật Misery mà mình rất hâm mộ, Annie Wilkes đã cực kỳ phẫn nộ và hiện nguyên hình là một mụ đàn bà điên loạn, tâm lý bất thường. Annie Wilkes giam cầm và ép Sheldon phải viết một tập tiếp theo để cho Misery sống lại.
6 The Shawshank Redemption (1994):
Tuy không gặt hái thành công tại phòng vé, nhưng The Shawshank Redemption đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt nhờ thị trường băng đĩa, truyền hình cáp, và tới nay đang đứng đầu danh sách 250 phim hay nhất mọi thời đại do cộng đồng IMDb bầu chọn. Andy phải chịu án tù chung thân khi bị khép tội giết vợ. Tại nhà tù Shawshank, anh gặp gỡ người đàn ông tên Red đã ở tù hơn 20 năm vì tội buôn lậu. Red mang lại cho Andy niềm tin vào cuộc sống, đồng thời tạo ra động lực để anh thực hiện kế hoạch vượt ngục vĩ đại. Bộ phim nhận bảy đề cử Oscar nhưng rốt cuộc ra về tay trắng do gặp phải đối thủ nặng ký là Forrest Gump (1994).