Top 5 cửa khẩu đường bộ giáp Lào hiện nay

0
2553
Vật Phẩm Phong Thủy

Cửa khẩu Việt Nam được hiểu như là những nơi tại Việt Nam diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác.Và sau đây là 5 cửa khẩu đường bộ qua Lào hiện nay.

1.Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Sơn Kim 1 huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam .

Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thông thương sang cửa khẩu quốc tế Namphao ở huyện Khamkheuth tỉnh Bolikhamxai, CHDCND Lào .

Cửa khẩu Cầu Treo là điểm cuối của quốc lộ 8 ở lãnh thổ Việt Nam, trên đỉnh đèo Keo Nưa, và đường này nối tiếp sang Lào. Cửa khẩu ra đời khi kết thúc chiến tranh chống Pháp, 1954. Tháng 8/1997 cửa khẩu Cầu Treo được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế .


2.Cửa khẩu Bờ Y
Cửa khẩu Bờ Y là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Cửa khẩu này thông thương sang cửa khẩu Phoukeua (Phù Kưa) ở huyện Phouvong tỉnh Attapeu, Lào.

Cửa khẩu Bờ Y là điểm cuối quốc lộ 40 trên đất Việt Nam, nối với Quốc lộ 11 của Lào.

Cửa khẩu là thành tố chính để lập ra Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, bao gồm các xã Sa Loong, Pờ Y, Đắk Xú, Đắk Nông, Đắk Dục, và thị trấn Plei Kần, thuộc huyện Ngọc Hồi.

Năm 2013 khu kinh tế này được xếp là một trong 8 Khu kinh tế cửa khẩu được lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2013 – 2015. Khu kinh tế được lập dự án là sẽ “trở thành đô thị biên giới” với những mục tiêu trong mơ như “Làng văn hóa ASEAN, Khu nghiên cứu khoa học và công nghệ, Khu Thương mại Quốc tế, Các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi…”

Tuy nhiên khu kinh tế đặt ở vùng núi dân cư thưa thớt, kinh tế chưa phát triển ở cả ba nước Việt, Lào, Campuchia. Nó được coi là có tầm nhìn quá xa. Cửa khẩu Bờ Y, ngoài vai trò một cửa khẩu trên quốc lộ 40 sang tỉnh Attapeu của Lào để trao đổi gỗ và lâm sản, thì các hoạt động sản xuất chỉ ở mức èo uột.

Vì thế có những đánh giá khác nhau về hiệu quả khu kinh tế, trong đó coi khu kinh tế tại cửa khẩu Bờ Y là “giấc mơ đã tan vỡ”. Dẫu rằng thỉnh thoảng có sự hâm lại như coi là “điểm hẹn lạc quan” thì câu hỏi “Khu nghiên cứu khoa học và công nghệ khoảng 750 ha để làm gì ở nơi heo hút, chỉ có chế biến lâm sản là chính” vẫn lởn vởn đâu đó. Mặt khác khả năng cạnh tranh chức năng “hành lang đông tây” với tuyến Đà Nẵng – Đăk Ôôc – Bolaven xem ra là thấp.


3.Cửa khẩu Nậm Cắn
Cửa khẩu Nậm Cắn là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất làng Tiền Tiêu xã Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An, Việt Nam .

Cửa khẩu Nậm Cắn ở điểm cuối quốc lộ 7A, thông thương sang cửa khẩu Namkan của Lào tại vùng đất bản Din Dan muang Nong Het tỉnh Xiengkhuang .

Đường lên Nậm Cắn và tới tỉnh lỵ Xiengkhuang là cung đường kỳ vĩ hiểm trở, và là một tuyến du lịch mạo hiểm với nhiều nét hoang sơ của thiên nhiên và con người . Nó cũng là đường cho chiếc xe chở hàng nông sản, gỗ từ Lào về Nghệ An, trong đó nhiều xe quá tải đã lẩn trốn trong các quán ăn, cây xăng, bìa rừng… nhằm tránh lực lượng chức năng kiểm tra .

4.Cửa khẩu Cha Lo
Cửa khẩu Cha Lo là cửa khẩu quốc tế trên đèo Mụ Giạ tại vùng đất bản Cha Lo xã Dân Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, Việt Nam .

Cửa khẩu Cha Lo là điểm cuối quốc lộ 12A trên đất Việt Nam, thông thương sang cửa khẩu Naphao ở huyện Bualapha tỉnh Khammuane, CHDCND Lào .

Cửa khẩu là thành tố chính để lập ra Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo bao gồm 5 xã dọc quốc lộ 12A là Dân Hóa, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hóa Phúc và Hồng Hóa .

Theo định hướng đến năm 2030, khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo sẽ là trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh Quảng Bình, là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh Quảng Bình với Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan .

5.Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo
Khu kinh tế-thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, nằm tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo. Cửa khẩu Lao Bảo là một cửa khẩu của Việt Nam trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đối diện với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ở bên kia đường biên giới là cửa khẩu Den Savanh của Lào. Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên quốc lộ 9 từ Đông Hà sang Lào, cách thành phố Đông Hà khoảng 80 km, và ngay cạnh sông Sepon. Đối diện với Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo qua đường biên giới là Khu thương mại biên giới Den Savanh của Lào. Hai khu này là một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định ban hành quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, gọi tắt là khu thương mại Lao Bảo. Theo đó, khu vực được đề cập bao trùm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh và các xã Tân Thành, Tân Long, Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Các doanh nghiệp tham gia vào khu vực này được hưởng một số ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang áp dụng lúc đó và ưu đãi theo chính sách phát triển kinh tế miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người theo quy định hiện hành lúc đó.

Năm 1999, Thủ tướng đã phê duyệt định hướng quy hoạch chung xây dựng khu thương mại Lao Bảo đến năm 2020 có quy định về các khu thương mại và khu công nghiệp tại đây.

Năm 2002, Thủ tướng lại có quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế khu thương mại Lao Bảo để phù hợp với Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi và sự thay đổi các luật thuế.

Ngày 12 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg về Quy chế Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo.

Đầu năm 2008, Thủ tướng lại phê duyệt quy hoạch chung các khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam đến năm 2020, theo đó, Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong 9 khu kinh tế cửa khẩu được quan tâm xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy chế, biện pháp và chính sách.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN