Top 6 nhà thờ đẹp và lâu đời mà bạn nên đến khi tới Việt Nam

0
1841
Vật Phẩm Phong Thủy

1 Nhà thờ Tân Định Sài Gòn

Nhà thờ Tân Định hay còn có tên chính thức là nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu vừa qua đã trở thành điểm đến cực hot được giới trẻ Sài Thành ghi nhớ trong danh sách những điểm check-in thần thánh của mình.
Nhà thờ Tân Định nằm tại số 289 Hai Bà Trưng, phường 8, Quận 3 TP HCM. Chính ngôi Thánh đường này cùng với Vương cung Thánh đường Đức Bà (Quận 1 TP HCM) là công trình kiến trúc cổ từ thời thuộc địa cũ
Điểm nhấn nổi bật nhất của nhà thờ là toàn bộ công trình được sơn màu hồng, nổi bật trên nền trời xanh, tạo nên vẻ đẹp rất cuốn hút, vô cùng lộng lẫy và tươi mới.
Nhìn từ phía trước của nhà thờ, du khách có thể thấy tòa tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp là chóp hình bát giác với cây thánh giá bằng đồng cao 3m.

2 Nhà thờ Chánh Tòa Thái Bình

Tọa lạc trên một khu đất rộng chừng 1.500m2, Nhà thờ Chính Tòa Thái Bình được thiết kế theo lối kiến trúc Gothique kết hợp với phong cách kiến trúc Phương Đông pha chút hiện đại, tạo thành một tổng thể hài hòa. Vì thế, ngôi thánh đường mới vẫn giữ được nét truyền thống của một ngôi nhà thờ Phương Tây, với hai tháp đối xứng, đồng thời, cũng mang phong cách Phương Đông với mái cong, cột tròn, con sơn được cách điệu thành dạng khối…
Ngôi thánh đường được thiết kế hai tầng, có tổng chiều dài là 69 mét; rộng 18 mét lòng sử dụng và hai hành lang chạy dài với chiều rộng 3 mét. Tầng trên của nhà thờ được dùng để cử hành Thánh Lễ và các nghi thức phụng vụ.

Ngôi thánh đường khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, thiên về màu phù sa, gợi nhắc một miền quê lúa đã một thời đi vào lịch sử. Nằm ở lưu vực của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, quê hương Thái Bình đã được bồi đắp và nuôi sống bởi lớp phù sa màu mỡ, giúp cho Thái Bình một thời là vựa lúa của cả miền Bắc Việt. Chính mảnh đất đầy tiềm năng ấy đã tạo ra những con người Thái Bình hiền lành, chất phác, chịu thương chịu khó trong đời thường nhưng can trường trong những thử thách đức tin.

3 Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi cử hành Thánh Lễ cho người theo đạo Công giáo. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường Số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Đây vốn là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, Linh mục Lefebvre đã tu sửa ngôi chùa này thành nhà thờ. Vì nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một nhà thờ khác bằng gỗ bên bờ “Kinh Lớn” (còn gọi là kinh Charner, địa điểm là trụ sở Tòa Tạp Tụng thời Việt Nam Cộng hòa). Cố đạo Lefebvre tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ được dựng bằng gỗ, hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của Dinh Thống Đốc cũ, về sau cải thành trường học Lasan Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.

4 Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang Khánh Hòa

Đến với Nha Trang – Khánh Hòa, ngoài nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng những thắng cảnh tuyệt vời, du khách còn có cơ hội tìm hiểu các di tích lịch sử, công trình văn hóa với kiến trúc độc đáo. Một trong những công trình kiến trúc du khách không thể bỏ qua là Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang, hay còn gọi là nhà thờ Núi, tọa lạc trên đường Thái Nguyên, cạnh ngã sáu trung tâm thành phố Nha Trang…
Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh Ngã Sáu, trung tâm TP. Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa là địa điểm thu hút rất nhiều du khách. Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kito Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với các tên gọi giản dị và quen thuộc như: Nhà thờ đá, nhà thờ Núi. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 3-9-1928. Xưa kia, đây là vùng đất hoang sơ, khi người Pháp đến Nha Trang đã cho xẻ đôi núi Hòn Một. Nửa phía Tây của ngọn núi này được san phẳng bởi 500 quả mìn để có diện tích 4.500m2 xây nhà thờ. Tháng 12-1941, công trình được hoàn tất và cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có.

5 Nhà thờ Tân Hóa Bảo Lộc Lâm Đồng

Trong không gian yên bình được bao quanh bởi thảm thực vật xanh mát, Nhà thờ Tân Hóa Bảo Lộc Lâm Đồng nổi bật giữa nền trời với kiến trúc Châu Âu trang nhã. Đây cũng là nhà thờ có sức chứa lớn nhất Việt Nam với khả năng chứa từ 3-4000 giáo dân, được khánh thành vào năm 1999. Trong nhà thờ được trang trí bằng bộ tranh kính màu có diện tích 66 m2, cũng là bức tranh kính màu lớn nhất trong số các nhà thờ tại Việt Nam hiện nay.

6 Nhà thờ gỗ Kontum

Với số tuổi gần 100 năm trôi qua, nhà thờ gỗ Kontum vẫn tồn tại vững chải cùng năm tháng, trở thành niềm tự hào của giáo dân Tây Nguyên. Nhà thờ có vẻ đẹp dung dị mà sang trọng, kết hợp kiến trúc phương Tây và phong cách nhà ở dân tộc Ba Na Tây Nguyên. Được xây dựng trên nền đất cao nguyên, mọi chi tiết của nhà thờ đều được làm từ gỗ nâu đen tạo cảm giác cổ điển, có khung cửa hình vòm và cột to theo phong cách Roman.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN