Top 7 chiếc siêu xe có kiểu dáng thiết kế quyến rũ nhất thế giới

0
1467
Vật Phẩm Phong Thủy

Các hãng xe đình đám như Horacio Pagani, Lamborghini, Jaguar hay Aston Martin đã tung ra những sản phẩm rất tuyệt vời. Đó đều là những chiếc xe sở hữu thiết kế độc đáo, hiện đại, siêu sức mạnh và không lạc hậu theo thời gian.

1. Ferrari 488 GTB 2017.

Khi Ferrari 488 GTB ra đời, rất nhiều người hâm mộ đã cảm thấy thất vọng vì động cơ V8 3.9L tăng áp kép của nó. Có lẽ vì tiếng thét hoang dại ở tua máy xấp xỉ 9.000 vòng/phút đã là một yếu tố không thể thiếu đối với mọi chiếc Ferrari nên việc 488 GTB “chỉ” đạt vòng tua 8.000 vòng/phút và sở hữu công nghệ tăng áp quả thực không phải là một tin vui cho fan Ngựa Ý.
Những quy định về khí thải động cơ đang càng ngày càng bị thắt chặt khiến các hãng xe phải luôn cố gắng giảm lượng khí thải phát sinh bởi các mẫu xe của mình. Trước đây, Ferrari là một phần của FCA nên họ không phải lo lắng gì về vấn đề khí thải bởi lượng khí thải mà các siêu xe Ferrari phát ra đã được bù trừ bởi các mẫu xe động cơ nhỏ từ Fiat hay Chrysler. Giờ đây, những quy định về khí thải lại trở thành một vấn đề to lớn với hãng siêu xe Ý vì Ferrari đã chính thức tách khỏi Fiat Chrysler Automobiles (FCA) từ cuối năm 2015.
Một trong những mục tiêu đó là vượt thành tích 1 phút 23,5 giây của 458 Speciale, và 488 GTB đã nhanh hơn siêu xe tiền nhiệm nửa giây, và hơn 458 Italia hẳn 2 giây đồng hồ. Thời gian tăng tốc lên 100 km/h của 488 GTB và 488 Spider đều là 3.0 giây tròn, ngang bằng với 458 Speciale. Sức mạnh của động cơ tăng áp thể hiện ở thông số 0-200 km/h: 488 GTB chỉ cần 8.3 giây, 458 Speciale cần tới gần 1 giây đồng hồ nữa mới cán mốc 200 km/h và 458 Italia cần tới hơn 10 giây.

Động cơ V8 3.9L của Ferrari 488 GTB/Spider chỉ dùng chung lốc máy nhôm với người anh em California T, tất cả bộ phận còn lại như đỉnh xy lanh, trục cam, trục khuỷu … đều hoàn toàn mới và trên hết, 2 cụm tăng áp được gia công bởi IHI thực sự mang lại sức mạnh vượt trội cho Ferrari 488. Các cánh quạt của hệ thống tăng áp được tiện bằng hợp kim nhôm – titan và giữa các bộ phận đều có vòng bi (bạc đạn) nhằm giảm lực ma sát; kẽ hở giữa các cánh quạt và vỏ bọc (housing) cũng được bít kín bằng vòng cao su nhằm tận dụng tối đa luồng khí thải từ xy lanh.

2. Lexus LC 500 2018.

Lexus LC 2018 là mẫu xe thể thao hạng sang được ra mắt thế giới lần đầu tiên tại triển lãm Detroit 2016. Trước đó, mẫu xe này cũng được ra mắt dưới dạng concept có tên là LF-LC tại triển lãm ô tô Việt Nam 2014.
Lexus LC500 2018 được phát triển dựa trên cơ sở gầm bệ Lexus Global Architecture hay Luxury (GA-L) mới được tạo ra từ những vật liệu cao cấp như thép cường độ cao, nhôm và sợi carbon giống như trên LS thế hệ mới. Thân vỏ của Lexus LC 2018 được làm từ thép cường độ cao vừa giúp tăng độ cứng vừa giúp giảm trọng lượng xe. Tỉ lệ phân bố trọng lượng trước/sau của LC500 là 52/48.
Phía trước LC500 2018 nổi bật với lưới tản nhiệt hình con suốt đặc trưng, được bao quanh bằng viền mạ chrome kết hợp với cụm đèn pha 3 bóng khá lạ mắt, tích hợp dải đèn LED chiếu sáng ban ngày hình chữ L.

3. Kia Stinger GT 2018.

Tuy có cùng phân khúc giá và định hướng thị trường nhưng hệ truyền động của BMW 430i Gran Coupe và Kia Stinger GT1 lại khác nhau. BMW 430i GC chỉ sở hữu công suất 248 mã lực và 350Nm mô-men xoắn cực đại từ cỗ máy tăng áp 2.0 lít 4 xi-lanh. Trong khi đó, Kia Stinger GT1 lại mạnh mẽ hơn đáng kể khi có được động cơ tăng áp kép V6 cho ra 360 mã lực và 510Nm.

Dù có ít sức mạnh hơn nhưng trong điều kiện lái thường (không phải Track hay Drag Strip), chiếc sedan của BMW vẫn khá nhanh. 430i GC có thể tăng tốc từ 0 – 96 km/h trong vòng 5,6 giây. Ngoài ra, 4-Series còn tự hào với khả năng phản ứng nhanh nhạy hàng đầu phân khúc cùng việc sang số mượt mà, trơn tru của hộp số tự động 8 cấp của BMW.
Với sản lượng đầu ra chênh lệch đáng kể so với 430i GC, Stinger GT1 chỉ cần khoảng 4,5 giây để thực hiện việc chạy nước rút từ 0 – 96 km/h, sự bổ sung của các ống xả thể thao đem đến các âm thanh đã tai. Như đã nói ở trên, sự liên kết, mượt mà trong việc sang số trên Stinger chắc chắn không thể bằng được chiếc sedan đến từ Đức.

Xét về mức tiêu thụ nhiên liệu, cũng vì có một động cơ nhỏ hơn, BMW 430i GC có mức tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn so với cỗ máy V6 của Kia. Cụ thể, 430i GC chỉ tiêu tốn 10,23 lít / 100km với đường thành phố, 7,13 lít / 100km đường cao tốc. Hai con số tương ứng trên Kia Stinger là 12,38 lít / 100km và 9,41 lít / 100km.

4. Alfa Romeo Stelvio 2018.

Đa phần các mẫu crossover vốn không được sinh ra để gây hứng khởi cho người lái, mặc dù đã có một vài phiên bản đặc biệt khiến cho kiểu nền tảng này trở nên sống động hơn. Tuy vậy, Stelvio là một mẫu xe hiệu suất cao thực thụ. Mọi phiên bản của xe đều được trang bị khối động cơ bốn xi lanh nạp turbo 280 mã lực (khối động cơ mạnh mẽ nhất trong số các bản cơ sở thuộc cùng phân khúc) và hệ thống truyền động tám cấp. Sự kết hợp này giúp cho Stelvio chạy cực nhanh, trong khi hệ thống giảm xóc và gầm thấp (đối với một mẫu crossover) giúp xe vào cua một cách ổn định. Xe chuyển hướng rất nhanh, sắc và chính xác – ba đặc điểm thường không tồn tại ở một mẫu crossover. Khả năng vận hành xuất sắc này của xe cũng có thể nhờ bản Ti Sport cao cấp của chiếc xe thử nghiệm này (với bộ vành lớn hơn nguyên bản, hệ thống giảm xóc hơi hướng thể thao hơn, v.v…), tuy nhiên, so với các mẫu crossover khác, Stelvio thực sự tỏ ra năng động hơn hẳn. Âm thanh ống xả mạnh mẽ của xe cũng góp phần khẳng định điều này.

5. Mazda MX-5 RF Miata 2017.

Mazda chưa bao giờ xây dựng một chiếc Miata coupe thực sự, những ví dụ gần nhất là một vài những chuyển đổi trong việc sửa lại mái xe và chiếc MX-5 PRHT (Power Retractable Hard Top) trước đây có phần mui mở hoàn toàn được giới thiệu trên thế hệ NC cũ.

Và gần đây nhất là chiếc MX-5 Miata RF – được cho là một phiên bản mở rộng của PRHT, RF mới lại sở hữu thiết kế phức tạp hơn với phần mui và cửa sổ sau đều có thể thu gọn lại chỉ bằng một nút bấm. Điều này rất giống với hệ thống mà Porsche đang sử dụng trên 911 Targa mới nhất.
Khi xoay nút trên bảng điều khiển và vòng nhựa phía sau tài xế, hai cánh mái xe phía sau sẽ dễ dàng nâng lên hay hạ xuống, trong khi hai tấm kính phía sau và hai tấm mái (tấm đằng trước là nhôm, tấm đằng sau là thép) sẽ được kéo gọn lại sau hàng ghế thứ hai.
Chuỗi hoạt động đóng mở mui xe này rất giống với trên chiếc PRHT, mặc dù kích thước lại có vẻ phù hợp với một thế hệ thứ tư của chiếc Miata NMD cỡ nhỏ hơn một chút và sở hữu bộ truyền động điện mới hơn, hoạt động êm hơn. Tất nhiên, “sail panels” là một phong cách mới được phát triển và nó cung cấp cho RF diện mạo như một chiếc coupe với những góc mái đặc trưng. Mazda đã đưa ra những tấm bản sơn đen giống như các ô cửa sổ 1/4 phía sau cửa kính.

6. Jaguar F-Type-R 2017.

Các chuyên gia đánh giá xe cho biết, khoang nội thất của Jaguar F-Type có chất liệu tuyệt vời đi kèm sự chế tác khéo léo. Hệ thống 12 loa Meridian với âm thanh “cực đỉnh” và rõ ràng đáng chú ý sẽ là trang bị tiêu chuẩn ngay cả trên những mẫu xe cơ bản. Mặc dù có cabin phong cách, F-Type lại thiếu đi một số công nghệ tinh vi như những mẫu xe đối thủ. Hệ thống thông tin giải trí tỏ ra tụt hậu so với các mẫu xe cạnh tranh do có phản ứng đầu vào chậm, menu và đồ họa màn hình không trực quan và trông lỗi thời. Ngoài ra, tầm nhìn của xe cũng hạn chế khi trục mui xe khá dày làm cản trở khả năng theo dõi qua các khúc cua hẹp và cửa sổ phía sau có thiết kế nhỏ.
Với vai trò là mẫu xe thể thao đầu tiên trong dòng sản phẩm của Jaguar trong nhiều thập kỷ, Jaguar F-Type có không gian đủ rộng rãi xung quanh người lái xe và hành khách. Tuy nhiên, những người có quá cao sẽ chỉ có đủ khoảng không phía trên đầu nhưng không có đủ chỗ để chân.
Jaguar F-Type 2017 được trang bị hệ thống Jaguar InControl Apps tiêu chuẩn tích hợp cả thông tin giải trí, điều khiển từ xa và tính năng thông báo khẩn cấp. Bên cạnh đó là màn hình cảm ứng 8 inch, hệ thống định vị, điện thoại Bluetooth và streaming audio, hệ thống âm thanh Meridian 12 loa với một máy nghe nhạc CD, đầu vào USB/iPodcùng với radio vệ tinh/HD radio.

7. Ford GT 2017.

Ford GT là dòng xe huyền thoại, mang đến niềm tự hào đối với đội ngũ kỹ sư của hãng. Tính năng đáng chú ý nhất trên siêu xe này là DNA của nó. Thực chất, Ford GT là phiên bản đường phố của mẫu xe đua Le Mans, đồng thời là hậu duệ của GT40 năm 1966.
Động cơ tăng áp kép tạo ra lượng nhiệt khổng lồ. Và khe tản nhiệt phía sau đèn đuôi kiểu halo giúp tiêu hao lượng nhiệt đó.
Hệ thống thông tin khiêm tốn nằm trên một màn hình cảm ứng, máy tính trên xe điều hành hệ thống SYNC 3 của Ford. Kiểm soát khí hậu tối giản.
Các chế độ lái là điều người dùng quan tâm nhất với một mẫu siêu xe. Một núm nhỏ có thể quay tương tự Manettino nổi tiếng của Ferrari sẽ giúp Ford GT vận hành trong nhiều điều kiện khác nhau. Chế độ “Normal” (bình thường) phù hợp để điều khiển hàng ngày; chế độ “Wet” (ướt) được sử dụng trong thời tiết xấu; chế độ “Sport” (thể thao) cho những cung đường quanh co và “Track” (đường đua) khi chạy trong trường đua chuyên dụng và “V-Max” được sử dụng khi muốn tăng tốc nhanh.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN