Top 10 cách kích thích khả năng tu duy sáng tạo của bạn tốt nhất

0
3267
Vật Phẩm Phong Thủy

Những kỹ năng dưới đây tưởng như “không ăn thua” nhưng thật ra, thành công đến từ những điều hết sức đơn giản. Hãy cùng điểm qua 15 thói quen giúp tăng khả năng sáng tạo cũng như năng suất công việc của bạn!

1 Làm việc trong đêm khuya

Nhiều người quan niệm rằng, buổi sáng trong lành sẽ đem đến cho họ một tinh thần tốt, trí não sáng suốt sau một giấc ngủ dài. Điều đó giúp họ có được sự minh mẫn nhất trong học tập và làm việc.

Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ ra rằng làm việc vào buổi tối muộn hay trong hoàn cảnh khó khăn sẽ giúp bạn có được sự tập trung và sáng tạo tốt nhất, dù nó có gây chút tác hại. Lý do là, thời gian này, cả thế giới dường như chỉ có bạn và công việc, bạn sẽ hoàn toàn tập trung và suy nghĩ tốt hơn, sáng tạo hơn.

Các nhà khoa học Đại học Liege, Bỉ tuyển vài chục tình nguyện viên và yêu cầu một nhóm ngủ sớm và thức dậy sớm làm việc; nhóm còn lại thức khuya hơn.

Sau đó, các tình nguyện viên thực hiện một số công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ. Trong khi tình nguyện viên làm việc, nhóm nghiên cứu sử dụng máy chụp cộng hưởng từ tốc độ cao, họ theo dõi hoạt động của các vùng não liên quan tới khả năng tập trung.

Kết quả cho thấy, lúc đầu, mức độ tập trung của tất cả tình nguyện viên là như nhau ngay sau khi thức giấc. Nhưng sau 10 tiếng đồng hồ, hoạt động trong các vùng não điều khiển sự tập trung của nhóm dậy sớm giảm rõ rệt, trong khi mức độ tập trung của nhóm thức khuya vẫn không đổi. Khi thực hiện công việc vào buổi tối, nhóm dậy sớm dễ ngủ gật hơn và thực hiện các thao tác chậm hơn so với nhóm thức khuya. Do đó, những nhà khoa học thực hiện nghiên cứu khẳng định, người thức khuya sáng tạo hơn, ghi nhớ tốt, thao tác nhanh hơn.

2 Vẽ nguệch ngoạc trên giấy

Một thí nghiệm mới đây chỉ ra, việc vẽ nguệch ngoạc trên giấy có thể kích thích khả năng sáng tạo của chúng ta; chứ không đơn thuần là sự tiêu phí thời gian và giấy mực.

Nhiều cuộc thí nghiệm được thực hiện để chứng tỏ sức mạnh của việc vẽ nguệch ngoạc, từ chuyện đó là một hoạt động giải trí hoặc thư giãn, cho tới chuyện hỗ trợ khả năng sáng tạo.

Các nhà khoa học tại Đại học Stanford thực hiện thí nghiệm trên hai nhóm người. Cả hai nhóm được yêu cầu đưa ý tưởng để phát triển đề tài. Kết quả chỉ có khoảng ba ý tưởng được đưa ra ở mỗi người.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đưa cho mỗi người một mảnh giấy và yêu cầu họ vẽ bất cứ thứ gì họ muốn. Có người vẽ nguệch ngoạc các đường tròn liên tiếp, nhóm còn lại vẽ hình đứt đoạn.

Cuối cùng, người tham gia thí nghiệm được yêu cầu đưa ý tưởng cho một đề tài khác. Kết quả, mỗi người đều chỉ ra số ý tưởng nhiều gấp đôi so với ban đầu.

Các nhà khoa học cho rằng, não bộ sẽ từ từ khởi động để sản xuất, tạo ra những ý tưởng mới. Đặc biệt ở những nét vẽ liền mạch không bị đứt khúc, não sẽ làm việc “trôi chảy” hơn.

3 Vận động tay
Khoa học chứng minh rằng, khi bạn cố gắng học hay ghi nhớ điều gì, việc sử dụng những cử chỉ ở cả hai tay giúp bạn học nhanh hơn và nhớ tốt hơn.

Lý do là bởi bộ phận ghi nhớ luôn cùng vận động với bộ phận điều khiển tứ chi của não bộ. Khi suy nghĩ, nhiều người có thói quen xoa bàn tay vào nhau, đi lại xung quanh vị trí nhất định, hoặc khi muốn trình bày điều gì, họ thường quay tay theo quỹ đạo tròn như một cách để giúp não tưởng tượng tốt hơn.

Theo nghiên cứu, hành vi cử động tay kích thích suy nghĩ trong não bộ, xây dựng những ám hiệu giúp não tưởng tượng tốt hơn. Nhiều người dùng hai tay để “phác họa” hay “hình ảnh hóa” những gì họ đang nghĩ, hành động này giúp họ nhanh chóng tìm ra lời giải cho vấn đề cần giải quyết.

Các nhà khoa học Đại học Roschester Mỹ đã mời các trẻ em tiểu học cùng tham gia thí nghiệm. Họ chia chúng thành hai nhóm, nhóm một đọc khẽ bài, nhóm hai sẽ vừa đọc, vừa dùng ám hiệu, cử chỉ tay để tưởng tượng lại đề bài. Kết quả, những đứa trẻ nhóm hai sẽ đưa ra kết quả nhanh hơn, chúng cũng nhớ tới 92% đề bài toán và cách giải. Trong khi đó, nhóm một chỉ nhớ khoảng 33% đề bài.

4. Đọc nhiều nội dung và nhiều chủ đề khác nhau
Để cập nhật kiến thức, thông thường chúng ta chỉ nghiên cứu về những chủ đề liên quan đến công việc của mình. Thay vào đó, hãy bắt đầu tham khảo những cuốn sách mà thông thường bạn sẽ không “tiêu hóa” được. Những ý tưởng mới có thể xuất phát từ những điều tưởng chừng không liên quan. Ngoài ra, nếu có thể hãy ăn trưa với một người lạ. Trò chuyện với một người không quen biết về những điều mới lạ sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề từ nhiều hướng khác nhau.

5. Viết 500 từ về bất kỳ chủ đề
Đây là một bài tập thú vị mà bạn có thể luyện tập khi không thể tập trung vào một vấn đề nào đó. Hãy mở một word document mới và bắt đầu đánh máy. Không cần chủ đề, không cần câu dẫn nhập, không cần chỉnh sửa và quan trọng nhất là không tự phê bình. Hãy để những ngón tay “nhảy múa” trên bàn phím máy tính và bộ não quyết định “câu chuyện” của bạn tiếp tục như thế nào. “Thường thì tôi sẽ kết thúc với một “sản phẩm” chẳng ra sao nhưng bài tập này giúp tôi có thêm năng lượng sáng tạo” – theo Jason Surfrapp.

6. Không phải ở nhà, hãy đến rạp chiếu phim
Thưởng thức bộ phim yêu thích trên màn hình lớn, âm thanh sống động và mùi bắp rang thơm lừng luôn là một trải nghiệm tuyệt vời. Không chỉ giúp thư giãn sau một ngày làm việc, xem phim có tác dụng kích thích sự sáng tạo của người xem, nhất là những bộ phim khoa học viễn tưởng. Bộ não sẽ thu nhận những tình tiết và hình ảnh từ bộ phim và những suy nghĩ và ý tưởng luôn dễ dàng đến hơn bạn mỗi khi rời khỏi rạp chiếu phim. Tuy nhiên, đừng bao giờ đi xem phim một mình mà hãy rủ thêm đồng nghiệp. Đây cũng là cơ hội tốt để tăng sự kết nối nơi công sở.

7. Trò chuyện với một người bạn không quen trên điện thoại
Bạn sẽ ghi nhận được những kiến thức mới. Bạn rèn luyện cách nói chuyện với người lạ. Lắng nghe câu chuyện từ một người mà bạn không quen biết có thể giúp bạn nhìn nhận một điều từ các quan điểm khác nhau. Điều này giúp bạn mở rộng tư duy theo nhiều hướng mà có thể hoàn toàn trái hẳn với suy nghĩ của bạn.

8 Cố gắng tập trung từng chút một vào lúc bắt đầu
Để sáng tạo ra thứ gì đó, những bước đầu tiên thường là khó khăn nhất. Khi ý tưởng nảy lên trong đầu ta, bắt tay thực hiện chúng thường là khó khăn. Chúng ta bị như vậy vì đang bị mắc kẹt trong sự trì trệ và nỗi sợ thất bại. Để vượt qua điều này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp. Hãy tự hỏi mình là cách nào có thể khởi đầu một cách nhanh nhất, làm sao để đạt được những tiến bộ trên lộ trình hoàn thành mục tiêu. Và nhất là phải làm gì để có được những thứ đó ngay bây giờ.

9 Đọc thơ, tiểu thuyết hay bất kỳ thứ gì hay ho
Trong thế giới của những người sáng tạo, họ hay nói về nguồn cảm hứng. Tuy nhiên, những nguồn cảm hứng này thực chất lại nằm trong chính chúng ta. Để gieo mầm cho nguồn cảm hứng, chúng ta cần phải đọc, theo Huffington Post.
Bạn nên đọc nhiều thứ. Đó có thể làm một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết hay một bài viết hay ho nào đó. Việc đọc mỗi ngày và duy trì thường xuyên sẽ giúp nuôi dưỡng sức sáng tạo của não bộ.

10 Viết vào buổi sáng
Mọi người thường rất bận rộn vào buổi sáng. Họ ưu tiên nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, việc đầu tiên trong ngày của một người sáng tạo nên là ngồi viết, theo Huffington Post.
Các chuyên gia cho rằng viết vào buổi sáng sẽ rất có ích cho não bộ sáng tạo. Hãy viết ra tất cả mọi thứ khiến bạn cảm thấy lo lắng hoặc sao nhãng. Khi đó, bạn đã tống ra khỏi não bộ những yếu tố tiêu cực, tạo không gian trống cho sáng tạo. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả khi thực hiện liên tục trong 8 tuần.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN